Dân tộc La Ha

Dân tộc La Ha cư trú tại Sơn La và Lao Cai. Đồng bào còn có tên gọi khác là Xá, Puộc, Xá Khao, Pụa, Khlá-phlạo. Tiếng La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai.Hiện nay ở tỉnh Sơn La, người La Ha cư trú đông nhất ở huyện Bắc Yên và Mường La, Thuận Châu.

Nguồn nước sạch

Một số nét văn hóa tiêu biểu của người La Ha

Dân tộc La Ha sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy theo lối du canh. Việc hái lượm rất quan trọng, thường xuyên hơn so với săn bắn và đánh cá. Ngày nay, nhiều bản đã làm ruộng, biết đắp bờ chống xói mòn nương, có nơi đã biết dùng phân bón. Chăn nuôi có lợn, gà, nay thêm trâu, bò dùng để cày kéo.

Người La Ha không dệt vải, chỉ trồng bông và đem bông trao đổi với người Thái lấy vải mặc, nên mặc giống người Thái Đen.

Bản của người La Ha thường có khoảng chục nóc nhà. Đồng bào ở nhà sàn có hai cửa ra vào với thanh lên xuống tại hai đầu nhà, một cửa vào chỗ để tiếp khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt nội bộ gia đình.

Trai gái La Ha được tự do tìm hiểu nhau, không bị cha mẹ ép buộc cưới gả. Tuy nhiên, việc cưới gả phải được cha mẹ ưng thuận. Để tỏ tình chàng trai phải đến nhà cô gái và dùng sáo, nhị, lời hát trước khi trò chuyện bình thường. Sau lễ dạm hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu do bà mối của nhà trai đưa đến thì tổ chức lễ xin ở rể và chàng trai phải ở rể từ 4 đến 8 năm. Hết hạn đó, lễ cưới mới tiến hành, cô dâu được về ở nhà chồng. Vợ phải đổi họ theo chồng.

Theo phong tục làm ma của người La Ha, người chết được chôn theo cả tiền và thóc. Người La Ha tin có nhiều loại ma, như: Ma rừng, ma nước, ma nương, ma nhà…Mỗi người có 8 hồn, sau khi chết bình thường hồn hoá ra ma nhà hoặc ma nương. Trong mỗi gia đình đều có bàn thờ ma nhà, nhưng chỉ thờ một ông bố mà thôi. Hàng năm vào mùa hoa ban nở, nhà nhà đều làm lễ tạ ơn cha mẹ.

 Một số hình ảnh của Dân tộc La Ha ở Sơn La:

Trang phục phụ nữ người La Ha

Gọt sắn phơi khô làm lương thực dự trữ

Chuẩn bị cùng gia đình nên dãy

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới