Dân tộc Hoa còn gọi là Hán, gồm những nhóm có khác biệt nhau nhất định về tiếng nói, tiếng gọi, lịch sử di cư- Ở Sơn La đồng bào Hoa sinh sống ở nhiều nơi, chủ yếu ở thị trấn, thành thị, làm nghề buôn bán nhỏ và dịch vụ. Tiếng nói của người Hoa thuộc nhóm Hán.
Múa của người Hoa
Một số nét văn hóa tiêu biểu của người Hoa
Người Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khu vực đông đúc và gắn bó với nhau. Trong đó, các gia đình cùng dòng họ thường ở quây quần bên nhau. Ðồng bào có một số kiểu nhà ở phổ biến là: Nhà 3 gian 2 chái, nhà chữ “môn”, nhà chữ “khẩu”, thường lợp ngói máng hoặc lá, phên, tường trình hoặc xây bằng đá, gạch mộc-Trong cách ăn mặc, đàn ông dùng quần áo như đàn ông Nùng, Giáy, Mông, Dao- Ðàn bà mặc quần, áo 5 thân cài cúc vải ở bên nách phải, dài trùm mông, áo cộc tay cũng 5 thân. Các thầy cúng có y phục riêng khi làm lễ. Nón, mũ, ô là các đồ đội trên đầu thông dụng của người Hoa.
Trang phục của phụ nữ người Hoa
Trong gia đình người Hoa, chồng (cha) là chủ hộ, chỉ con trai được thừa kế gia tài và con trai cả luôn được phần hơn. Cách đây khoảng 40-50 năm vẫn còn những gia đình lớn có tới 4-5 đời, đông tới vài chục người.
Hôn nhân ở người Hoa do cha mẹ quyết định, nạn tảo hôn thường xẩy ra. Khi tìm vợ, chồng, người Hoa chú trọng đến sự “môn đăng, họ đối” giữa hai gia đình và sự tương đồng về hoàn cảnh kinh tế cũng như về địa vị xã hội.
Việc ma chay theo phong tục Hoa phải trải lần lượt các bước: Lễ báo tang, lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn người chết đến cõi “tây thiên Phật quốc”, lễ đám tang.
Người Hoa quan niệm mọi vật đều có “hồn”hay “thần”, các bậc cha mẹ, ông bà”đã chết được thờ cúng tại nhà. Bên cạnh đó, đạo Khổng, đạo Phật, đạo Lão tác động sâu sắc. Thôn xóm người Hoa có chùa, đền, miếu để thờ cúng.
Người Hoa thích hát “sơn ca” (san cưa), gồm các chủ đề khá phong phú: Tình yêu trai gái, cuộc sống, quê hương, tinh thần đấu tranh- Ca kịch cũng là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật đồng bào ưa chuộng. Nhạc cụ có kèn, sáo, nhị, hồ, trống, thanh la, não bạt, đàn tỳ bà, tam thập lục-Ngày tết thường biểu diễn múa sư tử, múa quyền thuật. Lễ hội cũng là dịp tổ chức chơi đu, đua thuyền, vật, đánh cờ.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!