Thuận Châu chăm sóc thanh long xuất khẩu

Thanh long ruột đỏ ở Thuận Châu mới “bén rễ” được vài năm trở lại đây, nhưng đã khẳng định được thương hiệu, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước: Nga, Trung Quốc. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nông dân huyện Thuận Châu vẫn tiêu thụ trên 400 tấn thanh long; trong đó, đã xuất khẩu 20 tấn, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng hướng dẫn nông dân cách tỉa hoa để đạt năng suất quả tốt nhất.

Thăm HTX Nông nghiệp Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, khi các thành viên đang tập trung chăm sóc vườn thanh long. Chị Lò Thị Dưng, thành viên HTX, cho biết: Gia đình tôi có 1,7 ha thanh long ruột đỏ, hiện đang ra hoa. Tôi và các thành viên HTX đang tập trung tỉa cành chồi, tỉa hoa, mỗi cành chỉ để 1-2 hoa để hoa to, khỏe. Đồng thời, phun thuốc chế phẩm sinh học, bón phân chùn quế hạn chế sâu bệnh 1 lần/tháng, tăng chất lượng quả. Dự kiến năm nay, sản lượng thanh long xuất khẩu của gia đình đạt 25 tấn.

Chị Hoàng Thị Thảo, Giám đốc HTX nông nghiệp Quỳnh Thuận, chia sẻ: HTX có 12 thành viên trồng 10 ha thanh long ruột đỏ đã được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. HTX luôn chăm sóc tốt thanh long theo hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Năm 2021, HTX đã xuất khẩu 7 tấn sang thị trường Nga và 160 tấn trong nước, trừ chi phí thu lãi hơn 2 tỷ đồng. Thời điểm này, các thành viên trong HTX đang chăm sóc quả theo hướng dẫn của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng (đơn vị liên kết thực hiện cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm thanh long). Dự kiến năm nay, sản lượng tiêu thụ đạt hơn 250 tấn quả.

Xã Phổng Lái có diện tích thanh long 13 ha đứng thứ hai của huyện. Những ngày này, người dân trong xã cũng đang chăm bón thanh long theo quy trình hữu cơ theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và đơn vị liên kết để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Là người “tiên phong” trồng thanh long ruột đỏ của xã Phổng Lái, ông Trần Văn Đồng, bản Tiên Hưng, cho biết: Năm 2019, sau khi được tham quan học hỏi mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo chuỗi liên kết của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng ở Mai Sơn, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng chè sang trồng 3ha thanh long với 3 nghìn trụ. Năm 2021, tuy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xe hàng không lưu thông được, nhưng gia đình vẫn xuất khẩu sang Nga 3 tấn, còn 17 tấn bán lẻ cho thương lái trong và ngoài tỉnh, thu về gần 200 triệu đồng. Ngay sau khi thu hoạch xong lứa quả cuối cùng tháng 11 năm ngoái, tôi chủ động bón phân, làm cỏ, bón phân hữu cơ, phân vi sinh để cây thanh long khỏe mạnh, cung cấp dinh dưỡng cho quả.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, huyện Mai Sơn, chia sẻ: Năm nay, HTX đã lên phương án kế hoạch, kết nối với nhiều đơn vị để tìm đầu ra ổn định cho trái thanh long ruột đỏ; HTX chủ động ký kết với đối tác xuất khẩu hơn 200 tấn thanh long sang thị trường Hàn Quốc. Hàng loại 1 sẽ liên kết xuất khẩu và bán tại các siêu thị ở Hà Nội; hàng loại 2, 3, 4 sẽ đưa vào chế biến thành sản phẩm khác.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, cho biết: Huyện Thuận Châu hiện có 50 ha (44ha trồng theo chuỗi liên kết giá trị). Năm nay, với diện tích cho thu hoạch 40ha, tổng sản lượng ước đạt 600 tấn, dự kiến xuất khẩu ước khoảng 200 tấn sang thị trường nước ngoài. Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã làm việc với HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng xây dựng kế hoạch bao tiêu sản phẩm quả cho nhân dân trên địa bàn với các phương án khác nhau, để có đầu ra ổn định cho sản phẩm quả thanh long.

Theo kinh nghiệm của nông dân trồng thanh long trong huyện, năm nay thanh long sẽ được mùa. Huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị liên kết phân công cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con chăm sóc; tăng cường kiểm tra, giám sát, không để người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm; tỉa bớt ở những cành sai quả để cây thanh long khỏe mạnh và cung cấp dinh dưỡng tạo ra những quả thanh long tròn, to, mẫu mã đẹp.

Tin rằng, với sự quan tâm, hướng dẫn hỗ trợ của huyện, đơn vị liên kết thu mua; sự tích cực, chủ động của người dân trong trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, vụ thanh long của Thuận Châu năm nay sẽ được mùa, được giá và xuất khẩu theo kế hoạch đề ra.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.