Về bản Thịnh Lang 1

Cách trung tâm huyện 25 km, bản Thịnh Lang 1, xã Tân Lang (Phù Yên) đã và đang có nhiều đổi thay, với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, khang trang, xen lẫn vườn cây ăn quả, đồi chè xanh mướt, tạo nên bức tranh nông thôn mới trù phú nơi đây.

 

Ông Lê Văn Tý, bản Thịnh Lang 1 chăm sóc vườn cây ăn quả.

 

Anh Nguyễn Văn Mùi, Trưởng bản Thịnh Lang 1, cho biết: Tháng 4 năm 1964, nghe theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước lên miền núi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới, 36 hộ dân của xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã lên xã Mường Lang (sau tách thành xã Tân Lang) để thành lập Hợp tác xã Thịnh Lang. Trải qua 56 năm thành lập, bản Thịnh Lang 1 hiện đã phát triển lên 145 hộ, 527 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Kinh. Bản hiện có 166 ha đất tự nhiên, trong đó hơn 129 ha đất nông nghiệp và gần 37 ha đất lâm nghiệp. Các hộ dân luôn đoàn kết, nỗ lực, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương thứ hai phát triển.

 

Trong phát triển kinh tế, bản Thịnh Lang 1 đã tập trung trồng các loại cây có thế mạnh theo hướng hàng hóa, trong đó duy trì chăm sóc trên 20 ha chè, trồng 65 ha ngô, nhất là 15 ha cây bưởi, cam (6 ha đã cho thu hoạch, sản lượng 50 tấn quả/năm), cùng các loại hoa màu khác. Nhiều hộ trong bản còn chú trọng phát triển chăn nuôi, với gần 2.000 con gia súc và trên 10.000 gia cầm các loại. Cùng với đó, 16 hộ trong bản tham gia sơ chế chè búp tươi, xây dựng lò sấy ngô... Một số hộ khác bán hàng tạp hóa, đồ điện tử, phục vụ nhu cầu thiết yếu của bà con trong vùng. Năm 2019, thu nhập bình quân của bản đạt 24 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ có mức sống khá, giàu, điển hình như hộ các ông: Trần Văn Quân, Trần Văn Tuấn, phát triển chăn nuôi lợn, thu nhập từ 400-500 triệu đồng/năm; Đặng Văn Hưởng bán hàng tạp hóa thu nhập 300 triệu đồng/năm; Trương Văn Dương thu 300 triệu đồng/năm từ sản xuất gạch; Trần Văn Lan trồng cây ăn quả thu 100 triệu đồng/năm... Bản hiện có 47 nhà xây kiên cố, 13 hộ mua được ô tô; chỉ còn 2 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo.

 

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lê Văn Tý, bản Thịnh Lang 1, với mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập 130 triệu đồng/năm. Ông Tý chia sẻ: Với 5.000 m2 đất vườn, trước đây chỉ trồng hoa màu, thu nhập không cao. Năm 2003, gia đình tôi được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hỗ trợ trồng thí điểm 150 cây bưởi Diễn. Do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sau 5 năm vườn bưởi đã cho thu hoạch quả, chất lượng sản phẩm đạt cao, nên được khách hàng ưa chuộng. Vụ năm 2019, gia đình đã xuất bán 15.000 quả bưởi, trừ chi phí thu 130 triệu đồng. Gia đình còn trồng 3 ha cây mỡ, tre luồng trên nương, trung bình mỗi năm khai thác bán được 15 triệu đồng. Ngoài  ra, chăn nuôi 5 con bò sinh sản, mỗi năm xuất bán 1 con bò thịt, trị giá 25 triệu đồng.

 

Còn gia đình anh Lê Xuân Bắc, bản Thịnh Lang 1 đã có 10 năm đầu tư nuôi lợn. Hiện gia đình anh có 8 con lợn nái sinh sản, toàn bộ số lợn con sinh ra được anh nuôi lợn thịt, trung bình mỗi năm lãi 200-300 triệu đồng. Anh Bắc chia sẻ: Do tự túc được giống để chăn nuôi và thực hiện nghiêm việc tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nên lợn phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Nguồn chất thải chăn nuôi, dùng men vi sinh ủ, tạo phân bón cho 200 gốc bưởi của gia đình.

 

Tích cực lao động sản xuất, đến nay, bản Thịnh Lang 1 là một trong những bản phát triển toàn diện của xã, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Lang phấn đấu đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trong năm 2020.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Quỳnh Nhai tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai chủ động xây dựng giải pháp chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  • '“Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    “Cầu nối” giữa Đảng với nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    Hiện nay, huyện Bắc Yên có 21 báo cáo viên cấp huyện, 324 tuyên truyền viên cấp cơ sở. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng tại cơ sở, hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
  • 'Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Phụ nữ Gia Phù xây dựng nếp sống văn minh

    Nông thôn mới -
    Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành hành động, được hội viên phụ nữ xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tích cực hưởng ứng, với những mô hình, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đẩy nhanh tiến độ tuyến đường liên xã Chiềng Khừa - Lóng Sập; Sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300 đến Km80+00, quốc lộ 279D; Hỗ trợ sản xuất cho nhân dân thuộc vùng di dân TĐC thủy điện Sơn La nĐảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế để khám, điều trị bệnh
  • 'Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ an ninh biên giới

    Quốc phòng -
    Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, giai đoạn 2015 - 2025, tỉnh Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
  • 'Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới Phiêng Hỳ

    Nông thôn mới -
    Đến bản Phiêng Hỳ, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, cảm nhận được sức sống từ diện mạo bản nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  • 'Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

    Xã hội -
    Đồng hành, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
  • 'Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Bảo đảm tiến độ chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Năm 2024, huyện Thuận Châu có 46.630 ha/67.690 ha rừng, thuộc 3.172 chủ rừng được chi trả trên 16,7 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng. Ngay sau khi hoàn thành giải ngân, Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai phối hợp với Hạt Kiểm lâm tham mưu cho huyện rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2025.