Cứng hóa mạng lưới giao thông nông thôn

Những tuyến đường đất, lầy lội vào mùa mưa, bụi vào mùa khô, từng là nỗi ám ảnh của người dân vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới Sơn La. Đầu tư cứng hóa đường giao thông nông thôn được tỉnh ta quan tâm. Đến nay, các tuyến đường nhựa, bê tông nối xã đến bản, nối bản với bản, đã tạo điều kiện nhân dân đi lại thuận lợi, giao thương hàng hóa, góp phần đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Giọng nữ
Đường lên bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, được xây dựng kiên cố.

Toàn tỉnh có 1.736/2.247 bản có đường giao thông được cứng hóa, chiếm tỷ lệ 77,3%. Trong đó, thành phố Sơn La hoàn thành 100% kế hoạch, trở thành địa phương tiên phong trong việc đảm bảo hạ tầng giao thông nông thôn. Các huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Yên Châu cũng có tỷ lệ cứng hóa đạt trên 80%.

Ông Lò Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, cho biết: Toàn huyện có 169 bản, từ năm 2023 đến nay, huyện bàn giao, đưa vào sử dụng 7 tuyến đường từ xã đến trung tâm bản, tổng chiều dài 23,6 km, với tổng mức đầu tư trên 194 tỷ đồng, nhờ đó, 84,2% số bản có đường giao thông được cứng hóa. Năm 2025, huyện phấn đấu cứng hóa 5 tuyến đường từ xã đến bản dài 24,5 km.

Đường đến trung tâm bản Làng Sáng, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, được đổ bê tông, giúp nhân dân đi lại thuận tiện.

Những con đường liên bản ở các xã của huyện Yên Châu nay đã được bê tông hóa, giúp nông dân thuận tiện trong việc vận chuyển nông sản đi tiêu thụ sản phẩm. Anh Lò Văn Thoản, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Cò Chịa, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chia sẻ: Cuối năm 2024, bản được đầu tư, xây dựng tuyến đường bê tông từ trung tâm xã đến bản dài 7 km, có đường bê tông, nhân dân vui mừng.

Tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tuyến đường từ trung tâm xã về các bản trước đây gần như bị cô lập vào mùa mưa, thì giờ đã được đổ bê tông vững chắc. Ông Lò Văn Thoa, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, cho biết: Toàn xã có 15 bản. Hiện nay, 100% số bản có đường bê tông, 100% đường nội bản được đổ bê tông. Nhất là, 100% đường bê tông dẫn đến tận nhà dân. Nhờ có giao thông thuận tiện nên nông sản của nhân dân có đầu ra ổn định, giúp địa phương khai thác hiệu quả lợi thế phát triển du lịch.

Các tuyến đường từ trung tâm xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đến các bản vùng cao đã được đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, việc cứng hóa đường giao thông còn gặp không ít khó khăn. Tổng nhu cầu vốn đầu tư trong năm 2025 dự kiến lên đến trên 1.456 tỷ đồng. Đặc biệt, các bản vùng sâu, vùng xa, nơi địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, đời sống còn khó khăn, khiến việc thi công trở nên vất vả hơn. Thêm nữa, hằng năm mưa lũ xảy ra, làm các tuyến đường vùng núi sạt lở, việc duy trì, bảo trì gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Sơn Hồng, Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng, Sở Xây dựng, thông tin: Năm 2025, tỉnh Sơn La đặt mục tiêu đạt 85% số bản có đường giao thông cứng hóa, tương đương với việc hoàn thành thêm 227 bản. Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện được huy động từ nhiều nguồn, trong đó, ngân sách Trung ương đầu tư trên 1.316 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 67 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 41 tỷ đồng và nhân dân đóng góp trên 32 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đang kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức vào việc hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn.

Cứng hóa đường giao thông, giúp nối gần khoảng cách giữa các bản làng, là nền tảng phát triển kinh tế, văn hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng cao Sơn La.

Bài, ảnh: Huyền Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Xây dựng môi trường sạch sẽ, an toàn ở các cơ sở y tế

    Sức khỏe -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường y tế “Xanh - sạch - đẹp”, tạo dựng cảnh quan ngăn nắp, an toàn, thái độ làm việc tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
  • 'Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Người Hưng Yên nơi biên giới Sông Mã

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 60 năm về trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước, những người con ở Hưng Yên đã rời quê hương lên xây dựng kinh tế mới ở vùng biên giới Sông Mã. Những câu chuyện về sự gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau ngày đầu gian khó không chỉ là ký ức đẹp mà còn trở thành niềm tự hào, nhắc nhở các thế hệ hôm nay tiếp nối truyền thống, chung tay vun đắp để quê hương Sông Mã ngày càng phát triển.
  • 'Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Chăm sóc mận thời kỳ đậu quả

    Kinh tế -
    Là một trong những vùng trồng mận lớn của tỉnh, thành phố Sơn La đang có gần 2.300 ha mận, sản lượng ước đạt khoảng trên 15.000 tấn/năm, tập trung nhiều ở các xã: Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La. Thời điểm này, các vườn mận trên địa bàn thành phố đang vào thời kỳ đậu quả, nông dân các xã đang tập trung chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh cho quả mận đạt chất lượng cao nhất.
  • 'Chủ động bảo vệ cây trồng

    Chủ động bảo vệ cây trồng

    Kinh tế -
    Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 12.000 ha lúa, trên 1.200 ha ngô và trên 12.600 ha rau các loại; chăm sóc trên 19.500 ha xoài, gần 13.500 ha mận, trên 23.300 ha cà phê, gần 19.800 ha nhãn, gần 5.700 ha chè...
  • 'Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc

    An ninh trật tự -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại tỉnh Sơn La đã có sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
  • 'Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

    Sức khỏe -
    Thời điểm này, đang chuẩn bị bước vào mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, như: Sởi, cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu... Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các đơn vị y tế giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời ngay tại cơ sở.
  • 'Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới

    Xã hội -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới; thành lập, nhân rộng các nhóm truyền thông trong cộng đồng; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... Đó là những hoạt động thiết thực được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi học tập và làm theo Bác

    Đảng bộ xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn có 826 đảng viên, sinh hoạt tại 38 chi bộ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã lựa chọn những nội dung, mô hình phù hợp với thực tiễn của địa phương gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.