Triển vọng mô hình nuôi vịt trời ở Phù Yên

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi vịt trời ở hồ suối Hòm, xã Huy Tường (Phù Yên) giữa lúc ông Đinh Công Phận là một trong những hộ nhận nuôi vịt trời chuẩn bị thả đàn vịt xuống hồ. Nhìn những con vịt trời vằn vện xạm nâu đen chen nhau lao xuống hồ ngụp lặn kiếm ăn, làm sống động mặt hồ vốn tĩnh lặng yên ả, chúng tôi cảm thấy vui lây.

 Đàn vịt trời nuôi ở hồ suối Hòm.

Hồ suối Hòm được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhằm tưới tiêu cho hơn 60 ha ruộng khai hoang khu vực Huy Tường và chủ động cấp nước sinh hoạt cho 5 bản tái định cư thủy điện Hòa Bình từ các xã Tường Tiến, Tường Phong chuyển đến. Sau gần 30 năm đưa vào khai thác, năm 2013, công trình tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp để phục vụ sản xuất và đời sống của bà con.

 

Đầu năm 2015, sau khi huyện Phù Yên tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm tại Bắc Giang, thấy mô hình nuôi vịt trời có thể phát triển tốt ở Phù Yên vì có sự tương đồng về điều kiện môi trường, khí hậu. Huyện đã đầu tư thí điểm nuôi 1.500 con vịt trời và giao cho xã Huy Tường chọn cử 10 hộ đứng ra nuôi. Huyện hỗ trợ 100% con giống, 50% chi phí chăn nuôi và thuốc tiêm phòng trừ dịch bệnh cho đến khi xuất bán. Anh Đinh Công Phận ở bản Hạ Lương (Huy Tường), là một trong 10 hộ tham gia nhận nuôi, kể: “Chúng tôi nhận nuôi từ đầu tháng 10, sau hơn 1 tháng, đàn vịt trời sinh trưởng và phát triển tốt, ít dịch bệnh. Hiện tại, trung bình mỗi con đã nặng hơn 0,8 kg. Mỗi ngày cho vịt ăn 5 lần, sáng cho ăn từ 5 giờ, rồi thả xuống hồ; 9 giờ gõ mõ gọi đàn về cho ăn và chiều khoảng 3 giờ và 6 giờ, trước khi cho đàn vịt vào chuồng, cho ăn tiếp 1 lần”.

 

Anh Cầm Văn Nguyên, Chủ tịch UBND xã Huy Tường cho biết: Ngoài huyện hỗ trợ, xã đã đầu tư hơn 30 triệu đồng để mua lưới quây khoanh vùng nuôi, làm chuồng trại. Hằng tuần, chỉ đạo thú y viên của xã đến kiểm tra, theo dõi và tiêm phòng đầy đủ. Dự kiến, sau tháng đầu cho ăn cám con cò theo đúng quy trình nuôi, những tháng tiếp theo sẽ cho ăn cám ngô, gạo và gần xuất chuồng sẽ chủ yếu cho đàn tự kiếm ăn ở dưới hồ để khi xuất bán đảm bảo chất lượng thịt thương phẩm có giá trị cao”.

 

Giống vịt trời có nhiều ưu điểm là giống bản địa hoang dã, khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, có giá trị kinh tế cao, ít bệnh tật, chi phí cho chăn nuôi vịt trời rất ít, người chăn nuôi có thể tận dụng thức ăn địa phương và phụ phẩm nông nghiệp, song chất lượng sản phẩm thịt lại thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Chi phí nuôi 1 con vịt trời chỉ dao động khoảng 100 nghìn đồng, trong khi 1 con vịt trời thương phẩm có giá bình quân từ 180 đến 200 nghìn đồng, nếu thuận lợi sẽ cho lãi khoảng 100 nghìn đồng/con sau khi nuôi từ 4 đến 5 tháng.

 

Mô hình nuôi vịt trời ở hồ suối Hòm thành công sẽ mở ra hướng làm ăn mới,  không chỉ nuôi ở hồ suối Hòm mà sẽ nhân rộng đến các diện tích mặt hồ sông Đà, hứa hẹn cho bà con nông dân Phù Yên chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập và làm giàu bền vững.

 

Anh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Kế hoạch số 140/KH-UBND

    Kế hoạch số 140/KH-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 28/5/2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND ngày 29/4/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Trường Sa ấm tình Sơn La: Kỳ 3: Tự hào hai tiếng Trường Sa

    Phóng sự -
    Giữa mênh mông biển cả, nơi những cơn sóng bạc đầu cuồn cuộn đêm ngày, quần đảo Trường Sa kiêu hãnh vươn mình như một biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước và ý chí dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từng hạt cát, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người con đất Việt.
  • 'Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Liên kết phát triển du lịch bền vững

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm du lịch cộng đồng; tạo việc làm trên 100 lao động trực tiếp, hơn 300 lao động gián tiếp. Từ đầu năm đến nay, huyện đón gần 140.000 lượt khách, trong đó, 700 khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 48,8 tỷ đồng.
  • 'Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Vai trò của HTX trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sông Mã đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Đơn vị tiêu biểu thu thuế

    Trên địa bàn huyện Sông Mã và Sốp Cộp có 205 doanh nghiệp, HTX nhỏ và siêu nhỏ; có 7 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; 1785 hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, Đội Thuế liên huyện Sông Mã - Sốp Cộp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, luôn hoàn thành mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn về đích sớm, vượt chỉ tiêu giao và là một trong những đơn vị được Chi cục Trưởng Chi cục Thuế khu vực IX tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025.
  • 'Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Thanh niên Thuận Châu khởi nghiệp, sáng tạo

    Xã hội -
    Huyện đoàn Thuận Châu có 29 cơ sở đoàn, 526 chi đoàn, với hơn 7.000 đoàn viên. Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật và kết nối nguồn lực, giúp đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế, mang lại thu nhập ổn định.