Nghề thụ phấn cho hoa na

Những năm qua, nông dân huyện Mai Sơn đã học tập, áp dụng kỹ thuật thụ phấn cho hoa, giúp tăng năng suất, chất lượng, thêm những vụ na bội thu.

Nông dân thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn thụ phấn cho na. 

Ngay từ sáng sớm, gia đình chị Nguyễn Thị Minh ở tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót đã ra vườn để thụ phấn cho hoa na. Vừa tỉ mỉ chọn từng bông hoa để chấm phấn, chị Minh chia sẻ: Cây na ra rất nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả thấp. Nếu để thụ phấn tự nhiên nhờ gió và côn trùng thì tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 10% mà quả bé, không cân xứng. Muốn cho na đậu quả nhiều, to, không bị lép, chất lượng tốt, bán được giá cao thì bắt buộc phải thụ phấn bổ sung cho na.

Việc áp dụng kỹ thuật thụ phấn cho na được gia đình chị Minh áp dụng từ 5 năm nay. Chị Minh chia sẻ thêm: Trước đây, bà con trồng na hoàn toàn để thụ phấn tự nhiên, đậu quả nào thì biết quả đó. Giờ cũng với diện tích na đấy nhưng mọi người đã biết cách chăm sóc, thụ phấn cho na nên năng suất, chất lượng tăng gấp nhiều lần.

Phấn hoa được rũ ra và bỏ vào dụng cụ thụ phấn. 

Theo chia sẻ kinh nghiệm của chị Minh, trước khi thụ phấn, các hộ trồng phải lựa, chọn hái những hoa nở cánh dài, nhị đã bắt đầu chuyển sang màu trắng đục để lấy phấn. Sau khi hái, toàn bộ số hoa được cho vào túi giấy đậy kín, để qua đêm cho hoa nở và phấn chín hoàn toàn. Sáng hôm sau mới tiến hành bỏ hết cánh hoa, rũ cho hạt phấn rơi ra rồi mới đem đi thụ phấn.

Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất vất vả, tỷ mỷ, mất nhiều thời gian, tìm từng chùm hoa nở đúng độ để thụ phấn cho đều. Dụng cụ thụ phấn gồm một ống hút nhựa để tích phấn hoa có đường kính bằng đài hoa, một đầu gắn que tre để đẩy phấn hoa.

Những hoa được chọn để thụ phấn là hoa vừa nở, các cánh hoa đã tách đều. Chỉ cần dùng dụng cụ thụ phấn tích hạt phấn rồi đẩy nhẹ đầu que tre và xoay đều cho phấn dính vào bó nhụy hoa trên cây. Các hoa đã thụ phấn sẽ được đánh dấu bằng một vết bấm nơi đầu cánh; hoa nào nở trước thụ phấn trước, hoa nở sau tiếp tục thụ phấn các lần tiếp theo.

Thực hiện thao tác thụ phấn cho na. 

Nhờ áp dụng kỹ thuật này, tỷ lệ na đậu quả đạt đến 90%. Những năm qua, vườn na của gia đình chị Minh đều ra quả to, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Vụ vừa qua, với 3 ha na, gia đình chị thu 40 tấn quả với giá bán bình quân từ 25.000-40.000 đồng/kg na dai, 60.000-70.000 đồng/kg na Thái, trừ chi phí thu về hơn 600 triệu đồng.

Tại xã Cò Nòi có diện tích na lớn của huyện Mai Sơn, với gần 300 ha, thời điểm này, các hộ trồng na nơi đây đều phải thuê thêm nhân công, tranh thủ thời tiết nắng ráo ra vườn thụ phấn cho na.

Là hộ có kinh nghiệm lâu năm trong trồng và chăm sóc na, anh Bùi Văn Lộc, tiểu khu 3/2, xã Cò Nòi, chia sẻ: Thời kỳ na ra hoa, thụ phấn là giai đoạn quan trọng, quyết định trong việc tạo ra sản phẩm có mẫu mã, năng suất và sản lượng của cả vụ. Mỗi loại na chỉ có thời gian ra hoa rộ từ 15-20 ngày nên phải tranh thủ thụ phấn cho kịp để đạt năng suất cao nhất. Việc thụ phấn hoa chỉ được thực hiện vào những ngày nắng ráo vì ngày mưa gió, phấn hoa sẽ không dính được vào đầu nhụy. 

Nông dân thị trấn Hát Lót tỉ mỉ lựa từng bông để thụ phấn cho na.

Anh Bùi Văn Lộc cho biết thêm: Hoa được thụ phấn khoảng một tuần sau sẽ hình thành quả non, do được thụ phấn tập trung nên hình thức mẫu mã đẹp, quả tròn to, cân đối, không méo vẹo, thuận lợi cho việc chăm sóc. Với 6 ha na gồm các loại na dai, na Thái, na sầu riêng, nếu thời tiết thuận lợi, dự kiến năm nay, sản lượng sẽ tiếp tục tăng thêm 20% so với vụ trước.

Quả na phát triển đều, cân đối nhờ phương pháp thụ phấn. 

Những năm gần đây, cây na cho giá trị kinh tế cao tại huyện Mai Sơn. Đến nay, toàn huyện có gần 600 ha na; trong đó trên 200 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng đạt gần 5.500 tấn/năm; tập trung tại các xã Hát Lót, Cò Nòi, Nà Bó và thị trấn Hát Lót.

Hỗ trợ các hộ trồng na, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Sơn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tích cực hướng dẫn nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất; áp dụng các biện pháp sản xuất an toàn; tăng cường chiết ghép, đốn tỉa cành; đưa nhiều giống na mới vào sản xuất kéo dài thời gian thu hoạch; đặc biệt hướng dẫn người dân kỹ thuật thụ phấn cho na, tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệm tại các vùng trồng na cho hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh.

Qua thực tiễn sản xuất, kỹ thuật thụ phấn cho na đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn, năng suất bình quân đạt 12-15 tấn/ha, thu nhập bình quân từ 360-450 triệu đồng/ha. Đặc biệt, đối với các hộ trồng na Thái có thu nhập từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha.

Với sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và việc tích cực chủ động của nông dân huyện Mai Sơn ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm na, tạo thu nhập ổn định cho các hộ trồng và giữ vững thương hiệu "Na Mai Sơn".

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sức sống mới Mường Cai

    Sức sống mới Mường Cai

    Xã hội -
    Về xã Mường Cai, huyện Sông Mã, cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, những tuyến đường bê tông kiên cố, sạch sẽ nối đến các bản biên giới; dọc hai bên là những ngôi nhà kiên cố, khang trang; trên các triền đồi được phủ xanh các loại cây ăn quả. Mường Cai hôm nay bừng lên sức sống mới. 
  • 'Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

    Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có 4 chi bộ trực thuộc, với 66 đảng viên, công tác tại 9 đơn vị nghiệp vụ. Những năm qua, Đảng bộ  đã tập trung lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, hoàn thành tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
  • 'Phát huy vai trò kinh tế tập thể

    Phát huy vai trò kinh tế tập thể

    Kinh tế -
    Năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới hoạt động, các HTX trên địa bàn huyện Mai Sơn đã chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên.
  • 'Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 2: Động lực khởi nghiệp, sáng tạo

    Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 2: Động lực khởi nghiệp, sáng tạo

    Phóng sự -
    Linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, mô hình “Ba liên kết” đã thực sự trở thành chất keo kết nối thanh niên với tổ chức Đoàn, cộng đồng và các lực lượng xã hội, tạo nên nhiều công trình, phần việc cụ thể, thiết thực, nâng cao năng lực, bản lĩnh và tinh thần cống hiến của thế hệ trẻ.
  • 'Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới

    Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới

    Sức khỏe -
    Tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm; thành lập, nhân rộng các nhóm, câu lạc bộ truyền thông trong cộng đồng; xóa bỏ định kiến về giới; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội..., là những hoạt động thiết thực, được các cấp hội phụ nữ của huyện Sông Mã thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới.
  • 'Sau 3 tuần dạy học 5 ngày/tuần

    Sau 3 tuần dạy học 5 ngày/tuần

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, từ tháng 4/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần tại một số trường học. Qua 3 tuần triển khai, hoạt động dạy học 5 ngày/tuần đã ổn định, đi vào nền nếp và nhận được sự đồng thuận cao từ giáo viên, phụ huynh và học sinh.
  • '“Chiếc nôi” đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

    “Chiếc nôi” đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

    Khoa Giáo -
    Với nhiệm vụ đào tạo bậc trung học phổ thông cho học sinh dân tộc thiểu số, Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đã tập trung thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, gắn với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để các em có đủ hành trang trên con đường học tập, công tác và cống hiến.