Nậm Giôn phát triển nuôi cá lồng

Khai thác lợi thế, tiềm năng về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, các hộ dân xã Nậm Giôn (Mường La) đã liên kết thành lập Hợp tác xã Thủy sản Nậm Giôn, phát triển nuôi cá lồng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho các thành viên.

 

Khu vực nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La của người dân xã Nậm Giôn (Mường La).

 

Dẫn chúng tôi đi thăm những lồng cá trên mặt lòng hồ thủy điện Sơn La được làm bằng khung thép chắc chắn, anh Quàng Văn Hùng, Giám đốc HTX Thủy sản Nậm Giôn, cho biết: Để liên kết các hộ dân tham gia nuôi cá tập trung và tìm đầu ra cho sản phẩm, tháng 7/2017, HTX thủy sản Nậm Giôn được thành lập. Hiện, HTX có 10 thành viên, quy mô sản xuất 100 lồng cá, trung bình mỗi lồng cá có diện tích hơn 30 m², nuôi chủ yếu các loại cá rô, chép, nheo, trắm... Khi mới thành lập HTX còn thiếu vốn đầu tư sản xuất; đầu ra sản phẩm không ổn định; thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc đàn cá nên chất lượng, sản lượng cá thương phẩm không cao.

Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn đầu tư lồng, HTX cử các thành viên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá trên lòng hồ do tỉnh và các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức để áp dụng vào thực tế sản xuất. Các thành viên trong HTX cũng tự tìm tòi, nghiên cứu học hỏi kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cho đàn cá; đi tham quan học tập kinh nghiệm những mô hình nuôi cá lồng hiệu quả ở các địa phương trong và ngoài huyện để áp dụng trong quá trình sản xuất của gia đình.  Nhờ vậy, cá lồng của HTX phát triển ổn định, trung bình mỗi lồng thu từ 3 - 4 tạ cá/năm, sản lượng đạt hơn 30 tấn cá/năm, tùy thuộc vào từng loại cá, giá bán trung bình từ 40 - 90 nghìn đồng/kg, doanh thu mỗi năm đạt trên 1 tỷ đồng. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, các thành viên thường xuyên vệ sinh lồng cá sạch sẽ, thông thoáng, vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng cá đúng quy định...

Gia đình ông Lò Văn Phát, bản Pá Mồng, thành viên HTX Thủy sản Nậm Giôn, từ năm 2017, gia đình ông đã đầu tư nuôi cá lồng. Tham gia HTX, gia đình ông có 6 lồng cá, chủ yếu là cá trắm, chép, rô phi... Đến nay, gia đình có 10 lồng cá, mỗi năm thu gần 4 tấn cá, thu hơn 200 triệu đồng. Ông Phát chia sẻ: Nuôi cá lồng tận dụng được sức lao động; thức ăn chủ yếu là cỏ voi, ngô, sắn, chuối, cá tạp có sẵn... nên không mất nhiều chi phí đầu tư... So với trồng ngô, sắn trước đây, nuôi cá lồng mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn, nên đang được người dân nơi đây lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình.

 

 

Thành viên HTX thủy sản Nậm Giôn, xã Nậm Giôn (Mường La) nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

 

Cùng bản với ông Phát, anh Lò Văn Nằn, cũng là thành viên của HTX Thủy sản Nậm Giôn, cho biết: Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nên cá phát triển chậm, năng suất chưa cao. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm nuôi cá với các thành viên trong HTX, nên với  6 lồng cá, vụ năm 2019, sản lượng cá thương phẩm của gia đình đạt gần 2 tấn, thu hơn 100 triệu đồng.

Sau hơn 3 năm thành lập, HTX Thủy sản Nậm Giôn đã và đang hoạt động hiệu quả, giúp các thành viên từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Thời gian tới, HTX tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân nuôi cá trên địa bàn tham gia HTX, nhằm phát triển nuôi cá lồng theo chuỗi liên kết sản xuất, quảng bá thương hiệu cá thương phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Song, để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, HTX rất mong các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ vốn, kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cá và mở rộng thị trường tiêu thụ.

A Mua
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảng bộ xã Nậm Lạnh chú trọng phát triển đảng viên

    Đảng bộ xã Nậm Lạnh chú trọng phát triển đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Nậm Lạnh là xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Sốp Cộp. Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng yếu kém; trình độ dân trí chưa đồng đều, nhiều người chưa biết đọc, biết viết; nhiều bản chưa có đảng viên, chưa có chi bộ. Một số bản có chi bộ, nhưng lại thiếu đảng viên trẻ, nhất là ở các bản vùng sâu, vùng cao, như Bánh Han, Kéo Vai, Hua Lạnh...
  • 'Kết nối tạo việc làm cho người lao động

    Kết nối tạo việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên đã tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp nghề; phối hợp tổ chức ngày hội việc làm, giúp người lao động được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động để có thêm nhiều cơ hội lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp với điều kiện, khả năng, trình độ của bản thân.
  • 'Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Quốc phòng -
    Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Bước vào đợt tuyển quân năm 2025, cấp ủy, chính quyền huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu được cấp trên giao.
  • 'Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Xã hội -
    Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ, Đoàn Thanh niên Công an huyện Vân Hồ luôn phát huy vai trò xung kích vì cuộc sống cộng đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ công an vì nhân dân phục vụ.
  • 'Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Kinh tế -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, thành phố Sơn La đã khuyến khích các hộ nông dân liên kết thành lập hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ các hợp tác xã đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • 'Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Xã hội -
    Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phương, lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, nâng cao thu nhập cho nhân dân.