Hướng đi mới ở tổ hợp tác thủy sản Mường Trai

Với mục đích liên kết những người nuôi cá lồng, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, tìm đầu ra cho sản phẩm, tổ hợp tác thủy sản Mường Trai (Mường La) được thành lập năm 2018, đã mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

 

Mô hình nuôi cá ở tổ hợp tác thủy sản Mường Trai (Mường La).

 

Dẫn chúng tôi thăm mô hình nuôi cá lồng của các thành viên, anh Lò Văn Phương, Tổ trưởng tổ hợp tác thủy sản Mường Trai, chia sẻ: Trước đây, khi mới tích nước lòng hồ bà con chỉ nuôi quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chủ yếu là để phục vụ sinh hoạt gia đình, chưa chú trọng đến việc nuôi cá theo hướng hàng hóa. Để phát triển bền vững, năm 2018, 22 hộ nuôi cá trong vùng đã bàn bạc liên kết và thành lập tổ hợp tác thủy sản Mường Trai với 50 lồng cá. Tham gia tổ hợp tác, các thành viên được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ tìm đầu ra sản phẩm. Hiện, tổ đã phát triển lên 84 lồng cá với sản lượng gần 100 tấn cá các loại/năm, mang lại nguồn thu đáng kể cho các thành viên. 

 

Tìm hiểu được biết, để cá sinh trưởng phát triển tốt, các thành viên chủ yếu nhập cá giống có trọng lượng lớn, như cá trắm, cá lăng từ 1-1,5 kg/con về thả chỉ sau một năm cá trắm sẽ đạt trọng lượng từ 2,5-3,5 kg/con; cá lăng đạt trọng lượng từ 2-4 kg. Thức ăn cho cá chủ yếu tận dụng thức ăn có sẵn như cỏ, ngô, sắn, cây chuối nên thịt cá săn chắc, thơm ngon và được khách hàng ưa chuộng, được các tư thương đến tận nơi để thu mua. Hằng năm, các thành viên được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện mở từ 2-3 lớp tập huấn về cách nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho cá, được tham quan các mô hình nuôi cá tiêu biểu. Từ đó, các thành viên biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nên đàn cá sinh trưởng phát triển tốt, nhiều thành viên thu nhập ổn định từ 100-200 triệu đồng/năm.

 

Anh Lò văn Quý, bản Cang Bó Ban, kể: Khi chưa tích nước lòng hồ thủy điện Sơn La, gia đình tôi chỉ trông vào nương ngô, sắn thu nhập thất thường, mỗi năm trừ chi phí chỉ thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Khi lòng hồ tích nước, gia đình bắt đầu làm lồng để nuôi cá, song chủ yếu là phục vụ sinh hoạt gia đình. Đến năm 2018, gia đình tôi tham gia thành viên Tổ hợp tác, gia đình đã vay Ngân hàng 30 triệu đồng đầu tư làm thêm 4 lồng cá, nâng tổ số lên 5 lồng. Tham gia Tổ hợp tác được chia sẻ kinh nghiệm nuôi, đầu ra cho sản phẩm nên yên tâm lắm, mỗi năm gia đình xuất bán khoảng hơn 1 tấn cá, trừ chi phí thu 80 triệu đồng.

 

Còn anh Cầm Văn Sâm, bản Lả Mường, có kinh nghiệm nhiều năm nuôi cá, cho biết: Gia đình tôi đầu tư nuôi cá từ năm 2015 với 6 lồng cá và trồng 5.000 m² cỏ cùng 1.000 khóm chuối làm thức ăn cho cá. Để cá lớn nhanh, ít dịch bệnh, gia đình đã chọn mua giống cá trắm và rô phi ở trong huyện đã thích nghi với môi trường nước sông Đà. Đồng thời, cho cá ăn đủ lượng, riêng cá trắm mỗi ngày cho ăn 2 lần bằng cỏ và cây chuối, còn đối với cá rô phi cho ăn 3 lần/ngày vào các thời điểm sáng, trưa, chiều bằng cám công nghiệp. Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh lồng cá hoặc sau khi thu hoạch hết cá lưới sẽ được giặt sạch phơi khô. Ngoài nuôi cá lồng, gia đình còn dùng lưới ngăn khe núi rộng 1 ha nuôi cá trắm, chỉ sau 2 năm nuôi cá sẽ đạt trọng lượng 5 kg/con. Trung bình mỗi năm gia đình xuất bán khoảng 6 tấn cá các loại, mang lại thu nhập trên 250 triệu đồng/năm.

 

Trước những hiệu quả mang lại, các thành viên đang bàn bạc để thành lập HTX gắn kết các thành viên, tạo nhiều cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, được tham gia các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản, mở rộng thị trường, đặc biệt là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảng bộ xã Nậm Lạnh chú trọng phát triển đảng viên

    Đảng bộ xã Nậm Lạnh chú trọng phát triển đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Nậm Lạnh là xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Sốp Cộp. Những năm trước đây, cơ sở hạ tầng yếu kém; trình độ dân trí chưa đồng đều, nhiều người chưa biết đọc, biết viết; nhiều bản chưa có đảng viên, chưa có chi bộ. Một số bản có chi bộ, nhưng lại thiếu đảng viên trẻ, nhất là ở các bản vùng sâu, vùng cao, như Bánh Han, Kéo Vai, Hua Lạnh...
  • 'Kết nối tạo việc làm cho người lao động

    Kết nối tạo việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên đã tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp nghề; phối hợp tổ chức ngày hội việc làm, giúp người lao động được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động để có thêm nhiều cơ hội lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp với điều kiện, khả năng, trình độ của bản thân.
  • 'Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Mường La triển khai công tác tuyển quân

    Quốc phòng -
    Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Bước vào đợt tuyển quân năm 2025, cấp ủy, chính quyền huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu được cấp trên giao.
  • 'Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Tuổi trẻ Công an Vân Hồ hướng về cộng đồng

    Xã hội -
    Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ, Đoàn Thanh niên Công an huyện Vân Hồ luôn phát huy vai trò xung kích vì cuộc sống cộng đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ công an vì nhân dân phục vụ.
  • 'Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

    Kinh tế -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, thành phố Sơn La đã khuyến khích các hộ nông dân liên kết thành lập hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ các hợp tác xã đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • 'Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo

    Xã hội -
    Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phương, lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Về Quỳnh Nhai, nơi có dòng sông hát: Kỳ 3. Điểm sáng vòng cung du lịch Tây Bắc

    Về Quỳnh Nhai, nơi có dòng sông hát: Kỳ 3. Điểm sáng vòng cung du lịch Tây Bắc

    Phóng sự -
    Với tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn, vị trí của du lịch lòng hồ thủy điện đã được xác định rõ trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, cũng như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La. Đây là nền móng, động lực để Quỳnh Nhai phát triển du lịch lòng hồ trở thành điểm sáng trong vòng cung du lịch miền Tây Bắc.