Cát Lình giữ rừng thêm xanh

Nhờ tích cực tuyên truyền, vận động và thực hiện tốt việc giao đất giao rừng cho cộng đồng bản, các hộ gia đình quản lý, bảo vệ, nhiều năm nay, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên của bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn (Mường La) được bảo vệ tốt, không xảy ra cháy rừng, hay lấn chiếm đất rừng làm nương.

Tổ bảo vệ rừng bản Cát Lình, xã Chiềng Muôn (Mường La) gắn biển cấm chặt cây và tuyên truyền bảo vệ rừng.

Đến Cát Lình, chúng tôi được “thưởng ngoạn” bức tranh thiên nhiên với những cánh rừng tự nhiên xanh ngút ngàn, những ruộng lúa bậc thang đang chín vàng, những nếp nhà gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nằm thấp thoáng lưng chừng đồi. Bản Cát Lình có 47 hộ, hơn 260 khẩu, bản có hơn 1.840 ha rừng tự nhiên, trong đó 1.710 ha được giao cho cộng đồng bản và 130 ha giao 18 hộ dân bảo vệ.

Bản đã thành lập tổ bảo vệ rừng gồm 22 người, do trưởng bản làm tổ trưởng, có nhiệm vụ tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; quy định cụ thể việc lấy củi, hái măng trong quy ước của bản, nếu ai vi phạm tùy theo mức độ có hình thức phạt thích đáng. Hàng năm, Ban quản lý bản mời cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn về tuyên truyền lợi ích từ rừng cho bà con trong bản; hướng dẫn người dân đốt dọn thực bì trên nương, đảm bảo lửa không cháy lan vào rừng; khuyến cáo không sử dụng lửa bắt ong trong rừng... Nhờ vậy, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao, nhiều năm nay, bản Cát Lình không xảy ra cháy rừng.

Theo Tổ bảo vệ rừng đi tuần tra những cánh rừng, ông Hàng A Ký, Trưởng bản chia sẻ: Rừng ở Cát Lình còn khoảng 1.000 cây gỗ quý, gỗ lớn, như pơ mu, chò chỉ, chai, sâng lụa, thộ lộ... có đường kính từ 50 cm trở lên; có cây đường kính đến 1,5 m; cùng các loại động vật hoang dã, như khỉ, lợn rừng, sóc bay, sóc bụng đỏ, gà rừng... Từ năm 2010, bản Cát Lình được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng bản và các hộ gia đình từ 800 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng/năm. Nhiều gia đình trong bản còn tận dụng bìa rừng trồng cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc, trồng thêm cây thảo quả để tăng thêm thu nhập. Đối với người dân bản Cát Lình, rừng còn là một di sản quý mà cha ông để lại, nguồn lợi sẵn có từ rừng như các loại cây làm thuốc, măng các loại... phần nào giúp cuộc sống của bà con bớt khó khăn. Vì vậy, người dân trân trọng và bảo vệ màu xanh của những cánh rừng nơi đây.

Đến thăm khu rừng do gia đình ông Hàng A Sang quản lý, không khí trong lành, xung quanh là những cây thộ lộ to, cao vút được chăm sóc, bảo vệ tốt, chúng tôi thấy một cây si nhựa to đến 2 - 3 người ôm, cao chừng 25 - 30 m. Đây là gốc cây to nhất khu rừng, bộ rễ nổi dài hàng mét bám chặt vào đất, có lẽ cây đã được hàng trăm năm tuổi. Ông Sang nói: Gia đình tôi được giao bảo vệ, chăm sóc 22,7 ha rừng. Hàng năm, gia đình được chi trả gần 16 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Ngoài ra, còn được phép lấy tre từ rừng, lấy củi từ những cây khô, thu hái măng và cây thuốc nam. Đặc biệt, từ 2012, gia đình tôi trồng 6 ha cây thảo quả dưới tán rừng, mỗi năm thu hơn 8 tấn thảo quả tươi, bán với giá từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, thu trên 130 triệu đồng. Các thành viên trong gia đình tôi đều hiểu được nguồn lợi từ rừng mang lại nên có ý thức cao trong việc bảo vệ rừng.

Còn anh Hàng A Lệnh phấn khởi: Gia đình tôi trồng 3 ha thảo quả dưới tán rừng, mỗi năm thu được 4 tấn quả tươi, cùng với việc tận dụng tán rừng trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi 4 con trâu, bò sinh sản, nên mỗi năm gia đình tôi thu trên 120 triệu đồng.

Với sự đồng lòng, ý thức cao trong việc quản lý, bảo vệ rừng của nhân dân, tin rằng, rừng ở bản Cát Lình sẽ luôn xanh tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước cung cấp cho các hộ dân trong bản, chống lũ quét, lũ ống và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nơi đây.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).