Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đèo Lũng Lô - Cung đường huyền thoại

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đèo Lũng Lô là một trong những tuyến đường huyết mạch để quân và dân ta tiếp viện vũ khí, đạn dược cùng lương thực thực phẩm phục vụ cho chiến dịch. Để tuyến đường luôn thông suốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị công binh, dân công đã tập trung sức lực ngày đêm mở và bảo vệ đường, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Giọng nữ

Cung đường huyền thoại

Đèo Lũng Lô nằm trên Quốc lộ 37 (đường 379 cũ, nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32B) tại ranh giới hai huyện Văn Chấn (Yên Bái) và Phù Yên (Sơn La) cách thị trấn Phù Yên 33 km. Đèo dài 15 km. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung ương Đảng quyết định mở con đường 13A bắt đầu từ Bến Hiên, thuộc tỉnh Tuyên Quang, vượt qua bến Âu Lâu, đi qua đèo Lũng Lô tới ngã ba Cò Nòi, là con đường huyết mạch nối với đường 41 phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

 Đèo Lũng Lô hôm nay.

Theo quốc lộ 37 chúng tôi trở lại Lũng Lô, dù sau 7 thập kỷ qua đi, nhưng giữa khung cảnh núi non trùng điệp đem lại sự lắng đọng xúc động nhớ về hình ảnh khí thế hào hùng đi vào áng văn thơ cách mạng của dân tộc:

“Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ,

Đèo Lũng Lô anh hò chị hát,

Dù bom đạn xương tan thịt nát,

Không sờn lòng, không tiếc tuổi thanh xuân”.

Dẫn chúng tôi lên điểm Di tích đèo Lũng Lô, thuộc địa phận xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, ông Hà Xuân Tiến, nguyên là cán bộ xã Mường Cơi, giai đoạn 1972-2006, cho biết: Những người thuộc thế hệ cha, ông tham gia mở đường, bảo vệ đèo Lũng Lô ở xã Mường Cơi nay đã không còn, nhưng theo cuốn lịch sử Đảng bộ xã và các tài liệu liên quan đã ghi lại: Sau hơn 200 ngày đêm nỗ lực, huy động hơn 124.000 lượt dân công tham gia mở đường, tuyến đường qua đèo Lũng Lô được thông suốt, nối chiến khu Việt Bắc và các tỉnh Tây Bắc, giúp hàng vạn ô tô, xe thồ chở vũ khí tiếp ứng đầy đủ, kịp thời cho chiến trường.

Di tích lịch sử đèo Lũng Lô đang được trùng tu (Ảnh chụp ngày 27/3/2024).

Hiện nay, đèo Lũng Lô phần thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia (năm 2011). Phần thuộc xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La cũng được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ năm 2017,

Là tuyến đường xung yếu, do vậy, thực dân Pháp tập trung máy bay đánh phá ác liệt, nhằm cắt đứt giao thông, ngăn cản sự tiếp viện của hậu phương ra chiến trường. Theo thống kê, đoạn từ Yên Bái đến Phù Yên (Sơn La), địch đã ném xuống gần 12.000 quả bom các loại, có những ngày lên tới 200 quả.

Một đoạn đèo Lũng Lô cũ.

Hơn 200 ngày, đêm trên tuyến đường này không lúc nào im tiếng bom nổ. Với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, các lực lượng cùng hàng vạn lượt người dân đã bất chấp bom rơi đạn nổ, vượt qua hiểm nguy, ngày đêm bám đường, đảm bảo vận chuyển hàng trăm nghìn tấn quân lương, quân trang, vũ khí đạn dược, hàng nghìn con trâu, bò, lợn, hàng chục tấn rau quả các loại phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cuộc sống mới dưới chân đèo Lũng Lô

Hòa bình lập lại, ngày 27/4/2011, Đèo Lũng Lô - cung đường huyền thoại, minh chứng hào hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hiện trên đỉnh đèo Lũng Lô đã có bia tưởng niệm, có chỗ để người dân, du khách qua đây thắp hương tưởng nhớ những hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông. Nơi đây cũng trở thành một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng, đấu tranh giành độc lập, tự do, bảo vệ tổ quốc với thế hệ trẻ.

Phát huy truyền thống của thế hệ cha anh, giờ đây, cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Mường Cơi luôn đoàn kết, ra sức thi đua lao động sản xuất, đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày. Điểm nhấn, năm 2019, xã Mường Cơi đạt chuẩn nông thôn mới và đang hướng tới đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2025.

Trung tâm xã Mường Cơi, huyện Phù Yên dưới chân đèo Lũng Lô.

Từ năm 2020 đến nay, kinh tế của xã Mường Cơi duy trì phát triển khá, tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng bình quân 20%/năm; thu nhập trên 1 ha đất canh tác đạt 10 triệu đồng/năm. Toàn xã trồng hơn 250 ha cây ăn quả các loại; chăn nuôi tiếp tục được quan tâm phát triển theo hướng hàng hóa. Công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 50 tỷ đồng.

Đến nay, 100% số bản có đường giao thông đi lại được 4 mùa, có nhà văn hóa; 95% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Xã đạt 16 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, xây dựng đời sống văn hóa, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, vệ sinh môi trường... gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao đang được triển khai rộng khắp ở các bản.

Mô hình trồng cây có múi của HTX bản Nghĩa Hưng.

Thăm bản nông thôn mới kiểu mẫu Nghĩa Hưng, nằm ngay dưới chân đèo Lũng Lô huyền thoại, ấn tượng đầu tiên là cổng chào của bản được xây dựng khang trang; đường nội bản, đường ngõ đã được rải nhựa và đổ bê tông sạch sẽ, hai bên là những vườn cam sai trĩu quả.

Ông Nguyễn Đức Cường, Bí thư chi bộ, Trưởng bản, thông tin: Bản Nghĩa Hưng được thành lập năm 1964, ban đầu có 23 thanh niên xung phong thuộc xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang (Hưng Yên) lên khai hoang vùng đất này. Đến nay, sau 60 năm thành lập, bản có 121 hộ, với 424 nhân khẩu. Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của nhân dân, đời sống của bà con ngày càng nâng lên. Điều mừng nhất, bản không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm hơn 60%.

Mô hình nuôi dúi của hộ dân bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi.

Đèo Lũng Lô hôm nay đã được nâng cấp, nhiều đoạn được mở mới, cắt cua, hạ độ dốc tạo nên tuyến giao thông quan trọng, giúp các địa phương trong vùng giao thương thuận lợi, để Trung tâm xã Mường Cơi ngày thêm sầm uất. Những ngôi nhà xây kiên cố, dịch vụ hàng hóa, chợ trung tâm xã tấp nập người mua, bán... minh chứng cho những đổi thay trên vùng quê cách mạng, cuộc sống ấm no đang hiện hữu từng ngày.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Chú trọng công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh tập trung nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cơ sở đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Tình nguyện, chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động, giúp nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng và thụ hưởng thành quả nông thôn mới, từ đó, tình nguyện, tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

    Xã hội -
    Để trẻ em luôn được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
  • 'Huấn luyện chiến sĩ mới

    Huấn luyện chiến sĩ mới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện chiến sĩ mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kỹ, chiến thuật giỏi, sức khỏe bền bỉ, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
  • 'Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Giải pháp xử lý chất thải cà phê

    Xã hội -
    Sơn La được biết đến là thủ phủ cà phê Arabica của Việt Nam, với hơn 21.400 ha, sản lượng khoảng 400.000 tấn quả/năm. Cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, câu chuyện xử lý chất thải trong quá trình sơ chế quả cà phê là mối quan tâm của các cấp, ngành, địa phương.
  • 'Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Khát vọng Việt Nam và quá trình tạo lực để vươn mình

    Làm gì để Việt Nam vươn mình, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, với những cột mốc lịch sử vào năm 2030 và 2045, vừa là khát vọng của mọi công dân Việt Nam chân chính vừa là trăn trở, tâm huyết trong việc tìm cách tạo thế và lực để đất nước bứt phá, "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Nhưng đó cũng là sự ngờ vực, ganh tị, hậm hực của một số kẻ có tư duy lệch lạc, vẫn nặng tư tưởng hằn học, thù địch...
  • 'Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh

    Xã hội -
    Giúp phụ nữ khởi nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (nay là Ban công tác Phụ nữ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, liên kết chị em cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • 'Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Khai thác các dư địa, nguồn lực sau sáp nhập

    Thời sự - Chính trị -
    Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ ngày 1/7, các tỉnh, thành phố chính thức sáp nhập và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Sự thay đổi lớn trong công cuộc sắp xếp bộ máy sẽ dôi dư một số cán bộ ở nhiều lĩnh vực.