Sông Mã phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Sông Mã tuyên truyền, hướng dẫn các HTX, nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Giọng nữ

Trái ngọt trên vùng đất biên cương

Dọc tuyến quốc lộ 4G từ xã Mường Sai đến Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Chiềng Sơ của huyện Sông Mã là màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả như: Nhãn, xoài, cam, bưởi. Thăm bản Phiêng Lợi, Thắng Lợi, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, ấn tượng khi các vườn ổi, nhãn được nông dân áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun sương tự động, vừa giảm chi phí lao động mà lại năng suất cao.

Nhân dân xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã thu hoạch ổi.

Vườn ổi của gia đình anh Trần Văn Sơn, bản Phiêng Lợi, xã Chiềng Sơ đang vào vụ thu hoạch; mỗi ngày cho thu hoạch 70 kg quả, bán cho thương lái với giá 25 nghìn đồng/kg. Anh Sơn cho hay: Tôi trồng 0,7 ha ổi từ năm 2018. Để ổi đạt năng suất cao, tôi thường xuyên làm cỏ, bón phân hữu cơ; bao trái tránh sự châm chích của côn trùng. Trung bình mỗi năm, gia đình thu khoảng 200 triệu đồng từ bán ổi.

Giai đoạn 2021-2024, nhân dân xã Chiềng Sơ đã chuyển đổi hơn 200 ha đất trồng ngô, sắn sang trồng cây ăn quả. Đến nay, toàn xã có gần 900 ha cây ăn quả các loại, trong đó, hơn 600 ha nhãn, sản lượng đạt 90.000 tấn quả/năm. Các hộ dân liên kết thành lập 4 HTX trồng cây ăn quả, với tổng diện tích 95 ha. Trong đó, có 23 ha đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP; 1 HTX được cấp 1 mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, với 7 ha nhãn.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã thu hoạch nhãn.

Điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Sông Mã là những sản phẩm nông sản trái vụ, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với phương thức canh tác truyền thống. Nhất là mô hình nhãn trái vụ, hiện nay, toàn huyện có 1.000 ha nhãn rải vụ, trái vụ, tập trung tại các xã: Chiềng Khoong, Chiềng Khương, Nà Nghịu, Mường Lầm, Chiềng Cang...

Nông dân xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã ứng dụng mô hình tưới vẩy trong sản xuất nông nghiệp.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh, xã Chiềng Khoong, có 13 thành viên, quy mô sản xuất 50 ha cây ăn quả, trong đó 36 ha nhãn. Ông Lê Danh Phúc, Phó giám đốc HTX, chia sẻ: HTX có 10 ha nhãn chín sớm, rải vụ. Việc ứng dụng công nghệ cao để nhãn chín sớm, rải vụ đem lại hiệu quả cao hơn. Cùng với xuất bán quả tươi, vào vụ nhãn, HTX còn thu mua gần 50 tấn quả/ngày để chế biến long nhãn. Long nhãn được sấy bằng công nghệ lò sấy hơi, sản phẩm bảo bảo chất lượng và mẫu mã đẹp, được phân phối tại siêu thị BigC Thăng Long, VinMart Hà Nội và và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc.

Ứng dụng công nghệ tưới ẩm trong trồng bưởi da xanh của nông dân xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã.

Mô hình nuôi gà đẻ trứng của gia đình chị Trần Thị Yến, bản Thống Nhất, xã Chiềng Khương cũng được áp dụng các công nghệ cao vào chăn nuôi. Hiện nay, gia đình chị đang nuôi hơn 4.000 con gà. Chị Yến cho hay: Tôi đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô, lắp đặt hệ thống điện, máy sưởi, hệ thống khử mùi, quạt thông gió. Hiện nay, gia đình tôi thu 4.300 quả trứng/ngày, giá bán 3.500 đồng/quả.

Mô hình nuôi gà siêu trứng ứng dụng công nghệ cao của nông dân xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã.

 Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản được nâng lên. Từ năm 2021 đến hết năm 2024, sản lượng nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã trung bình đạt 15 tấn/ha/năm; một số HTX thu nhập bình quân từ 5-6 tỷ/năm; giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại một số HTX đạt từ 375-450 triệu đồng/ha/năm, tiêu biểu như: HTX Hoa Mười, xã Chiềng Khoong; HTX Diên Việt, HTX Bảo Minh, xã Chiềng Cang; HTX Hưng Lộc, xã Chiềng Khương.

Đến hết năm 2024, toàn huyện có 10.967 ha cây ăn quả. Các giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng tốt được duy trì, như: Nhãn chín sớm, chín muộn, xoài Đài Loan, xoài Úc, bưởi da xanh, bưởi diễn. Tổng sản lượng cây ăn quả đạt 47.576 tấn. Trong đó: Tiêu thụ trong nước 36.945 tấn, chiếm 77,7%; xuất khẩu 680 tấn, chiếm 1,4%; chế biến 9.951 tấn, chiếm 20,9%. Tổng giá trị đạt trên 1.114 tỷ đồng.

Phát triển nông nghiệp bền vững

Ngày 14/12/2020, Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về lãnh đạo thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025, định hướng năm 2030. UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch về phát triển các loại cây ăn quả chủ lực đến năm 2030 trên địa bàn huyện; quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025.

Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, từ năm 2020 đến nay, huyện Sông Mã đã đầu tư trên 10 tỷ đồng, triển khai các mô hình trồng trọt và chăn nuôi. Nổi bật là các mô hình: Trồng nho Hạ Đen; hỗ trợ phát triển nuôi gà đẻ trứng, gà đen thuần chủng thả vườn đồi theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển nuôi bò sinh sản liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm; trồng và chăm sóc cây ăn quả (xoài, nhãn) liên kết theo chuỗi giá trị phát triển; hỗ trợ trồng mới mở rộng liên kết chuỗi giá trị cây ăn quả; phát triển vùng nguyên liệu dứa Queen; phục tráng lúa nếp tan Lương...  

Sông Mã đã hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện về các quy trình cấp giấy chứng nhận VietGAP, hỗ trợ in nhãn mác, mua bao bì đóng gói sản phẩm; xây dựng hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), với tổng kinh phí trên 3,2 tỷ đồng.

Mô hình nhãn chín sớm của HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã.

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HU, đến nay, huyện Sông Mã đã có 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt. Tiêu biểu như: Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 122%; diện tích cây ăn hiện có 11.000 ha, tăng 13,61% so với năm 2020; trên 1.004 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, đạt 104% chỉ tiêu; 910 ha nhãn sản xuất trái vụ, rải vụ, đạt 227% chỉ tiêu; 52 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đạt 208% chỉ tiêu;...

Giai đoạn 2025 - 2030, huyện Sông Mã phấn đấu nâng tổng diện tích cây ăn quả lên 12.000 ha; 1.500 ha cây ăn quả trồng theo hướng hữu cơ; 5% diện tích cây ăn quả được tưới tiết kiệm tự động; đàn trâu tăng bình quân 0,06%/năm; đàn bò tăng 1,9%/năm; đàn lợn trên 2 tháng tuổi tăng 4%/năm; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo lên 75%...

Sơ chế long nhãn tại HTX Hoàng Tuấn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã.

Ông Thào A Sử, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sông Mã, cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/HU; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật; hình thành các vùng nguyên liệu tập trung quy mô, khai thác tối ưu những lợi thế của từng địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường; tăng cường chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; chú trọng phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, hộ gia đình.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển dịch vụ; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể; đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở sơ chế, chế biến.

Nông dân xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã ứng dụng hệ thống tưới ẩm trồng nhãn chín sớm.

Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở huyện Sông Mã đã tạo bước đột phá, làm thay đổi phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất an toàn, hữu cơ, VietGAP. Hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế, phù hợp, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tình quân và dân nơi biên giới

    Tình quân và dân nơi biên giới

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Yên Châu có chung đường biên giới với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, nơi có Khu di tích cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài. Những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Châu thực hiện tốt đường lối đối ngoại quốc phòng, góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, Quân đội nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn nói riêng.
  • 'Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Địa chỉ kết nối những tấm lòng nhân ái

    Xã hội -
    Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, Hội Chữ thập đỏ huyện Quỳnh Nhai đã phát huy vai trò cầu nối hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng bằng những việc làm ý nghĩa, góp phần chung tay cùng địa phương thực hiện an sinh xã hội.
  • 'Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Chung tay vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Sơn La về phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách giúp đỡ xã khu vực III trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026, ngành Ngân hàng tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, tặng quà hộ nghèo, ủng hộ đầu tư sửa chữa, xây dựng mới các công trình, khắc phục thiệt hại bão lũ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Xây dựng NTM theo hướng toàn diện

    Xây dựng NTM theo hướng toàn diện

    Nông thôn mới -
    Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 6/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới, cả hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc đã khơi thông các nguồn lực đầu tư và sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân, nhờ đó, bộ mặt nông thôn khởi sắc toàn diện…
  • 'Thị xã Mộc Châu hội nhập và phát triển

    Thị xã Mộc Châu hội nhập và phát triển

    Xã hội -
    Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mộc Châu thêm niềm hân hoan phấn khởi bởi được nâng cấp thành thị xã của tỉnh Sơn La. Một mùa Xuân ngập tràn với bao tự hào và hy vọng.
  • 'Cơ hội của Đà Nẵng

    Cơ hội của Đà Nẵng

    Xã hội -
    Bước sang những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng trong nhóm 20 quốc gia hàng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm 2024, với đà tăng trưởng 7,09%, quy mô nền kinh tế đã đạt 476,3 tỷ USD, đứng thứ 35 thế giới. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, từ tiềm lực phát triển cao, đặc biệt là tác động tích cực và xu hướng chính của thời đại trong đó có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cơ hội phát triển bứt phá của đất nước ta ngày càng trở nên rõ nét hơn.
  • 'Ứng phó với biến đổi khí hậu

    Ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, huyện Thuận Châu chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, bền vững; tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, tài nguyên nước và môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
  • 'Kiểm soát an toàn thực phẩm

    Kiểm soát an toàn thực phẩm

    Xã hội -
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng của nhân dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường. Huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã tăng cường kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng trong dịp tết.