Phát triển vùng trồng cây ngô sinh khối bền vững

Xây dựng vùng trồng cây ngô sinh khối, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững được huyện Mộc Châu quan tâm triển khai thực hiện. Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện tích trồng ngô sinh khối từng bước được mở rộng, góp phần tăng giá trị kinh tế, đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc trên địa bàn.

Ký cam kết giữa Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu và Chủ tịch UBND các xã về thực hiện kế hoạch trồng ngô sinh khối năm 2024.

 Tiềm năng phát triển ngô sinh khối

Ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp để ủ ướp làm thức ăn cho trâu, bò, chủ yếu là đàn bò sữa. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mộc Châu có trên 25.000 con bò sữa, bình quân một con bò sữa cần khoảng 30 kg ngô ủ/ngày, nhu cầu ngô sinh khối khoảng 200.000 tấn/năm. Trong đó, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu sản xuất được khoảng 30.000 tấn, còn lại phải thu mua khoảng 170.000 tấn ở các huyện trong tỉnh và các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An.

Năm 2023, tổng diện tích trồng ngô của huyện Mộc Châu trên 10.200 ha, trong đó diện tích trồng cây ngô sinh khối hơn 1.800 ha, tập trung ở những vùng thuận lợi về địa hình và đường xe vận chuyển, như: Thị trấn Nông Trường Mộc Châu và các xã Đông Sang, Mường Sang, Tân Lập, Phiêng Luông, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa; tổng sản lượng ngô sinh khối đạt trên 67 nghìn tấn. Hiện nay, đàn gia súc, nhất là đàn bò sữa của huyện Mộc Châu tăng mạnh, do đó nhu cầu thức ăn từ sản phẩm ngô sinh khối là rất lớn.

Là người nhiều năm gắn bó với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh, đồng chí Hoàng Văn Chất, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh đã giới thiệu Công ty cổ phần ngô sinh khối Việt Nam tham gia chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo thành chuỗi giá trị bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình trên địa bàn huyện Mộc Châu. Đồng chí Hoàng Văn Chất chia sẻ: Tiềm năng, lợi thế trồng ngô sinh khối ở Mộc Châu rất lớn, nhưng sản lượng chưa đủ phục vụ nhu cầu của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu. Tôi đã tư vấn cho huyện Mộc Châu lựa chọn xã Tân Hợp xã vùng lòng hồ còn nhiều khó khăn, có lợi thế về đất đai, lao động để phát triển cây ngô sinh khối.

Mô hình trồng ngô sinh khối tại huyện Mộc Châu.

Từ gợi ý và giới thiệu của đồng chí Hoàng Văn Chất, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, đầu năm 2023, huyện Mộc Châu đã triển khai mô hình trồng ngô sinh khối ở bản Nà Sánh và Nà Mường, xã Tân Hợp, với 47 hộ tham gia, diện tích trồng gần 35 ha. Trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ gần 80 triệu đồng; Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu hỗ trợ 207 tấn phân, Công ty cổ phần ngô sinh khối Việt Nam ứng trước giống, vật tư, hỗ trợ nhân công và máy bay phun phòng trừ sâu keo mùa thu, mô hình bước đầu cho tín hiệu rất khả quan.

Ông Đinh Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Tân Hợp, thông tin: Qua mô hình trồng thử nghiệm năm 2023 cho thấy cây ngô sinh khối có thời gian thu hoạch ngắn (khoảng 85-90 ngày), một năm có thể trồng 2 vụ; ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, sâu bệnh, mật độ cây trồng dày hơn, trung bình 1 ha ngô sinh khối cho thu hoạch khoảng 23 tấn, với giá bán bình quân 1.950 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người dân thu lợi khoảng 18 triệu đồng/ha, cao hơn 6 triệu đồng/ha so với trồng ngô lấy hạt. Từ hiệu quả mô hình trồng thí điểm, năm 2024 xã phấn đấu trồng 500 ha ngô sinh khối, vượt chỉ tiêu huyện giao 365 ha, hiện xã đã làm việc với các bản để lên kế hoạch trồng ngô sinh khối cụ thể, chi tiết.

Nhân dân thị trấn Nông trường Mộc Châu thu hoạch ngô sinh khối.

Liên kết phát triển bền vững

Với những tín hiệu tích cực, cây ngô sinh khối đang là lựa chọn phù hợp của nhiều hộ dân, nhiều địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là các xã vùng hạ huyện, vùng dọc sông Đà, vùng cao biên giới bởi điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình), trình độ canh tác, khả năng đầu tư của người dân ở khu vực này không có nhiều lựa chọn và lợi thế khi xác định đối tượng chuyển đổi. Sản xuất cây ngô sinh khối sẽ mang lại hiệu quả thu nhập cao hơn so với sản xuất ngô hạt nếu tổ chức sản xuất, đầu tư thích hợp.

Nhân dân xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu thu hoạch ngô sinh khối.

Ông Lê Trọng Bình, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, cho biết: Huyện đã chỉ đạo phát triển diện tích trồng ngô sinh khối, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Đồng thời, rà soát và triển khai quy hoạch vùng trồng ngô sinh khối khoảng 3.500 ha, với khoảng 7.000 hộ tham gia; trong đó, tập trung mở rộng diện tích trồng ngô sinh khối tại các xã ven hồ sông Đà có diện tích đất dốc kém hiệu quả, khó canh tác và cơ giới hóa; tiếp tục làm việc với các công ty triển khai chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối.

Năm 2024, huyện Mộc Châu phấn đấu trồng trên 2.100 ha ngô sinh khối, sản lượng đạt 40 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 90.000 tấn. Huyện sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình trồng ngô sinh khối trên đất dốc tại 7 xã, gồm: Hua Păng, Nà Mường, Tà Lại, Tân Hợp, Quy Hướng, Lóng Sập, Chiềng Khừa, mỗi xã hỗ trợ xây dựng mô hình với diện tích 10 ha, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha. Đồng thời, xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối bền vững với sự tham gia của các HTX và trên 500 hộ chăn nuôi bò sữa.

Trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.

Ông Nguyễn Sỹ Quang, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, cho biết: Ngoài thức ăn tinh, thì thức ăn thô từ ngô ủ ướp rất quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, chất lượng sữa. Công ty cam kết với huyện Mộc Châu và các xã đảm bảo thu mua hết sản phẩm ngô ủ ướp của bà con và tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu.

Có thể khẳng định, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối đang mở ra hướng sản xuất mới, hiệu quả cho bà con nông dân ở Mộc Châu. Ngoài giảm thiểu rủi ro do điều kiện thời tiết, mô hình này còn có thể tăng số vụ sản xuất so với ngô lấy hạt, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, chủ động nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi bò sữa, bò thịt và các gia súc ăn cỏ, việc phát triển diện tích trồng ngô sinh khối cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn gia súc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo lập và duy trì các liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân.

Việt Anh, Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.