Phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

Hạ tầng thủy lợi là một trong những yếu tố quan trọng phục vụ sản xuất, những năm qua, từ nhiều nguồn vốn, tỉnh ta được đầu tư, sửa chữa hàng trăm công trình thủy lợi, trong đó  2 công trình thủy lợi lớn là đập thủy lợi Chiềng Dong và hồ chứa nước bản Mòng. Sau 2 năm hoàn thành và được bàn giao cho địa phương quản lý, 2 công trình này đã đem lại hiệu quả tích cực, cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

Kiểm tra mực nước tại hồ chứa nước bản Mòng qua bảng điện tử thông tin tự động.

Công trình thủy lợi Chiềng Dong, huyện Mai Sơn là hạng mục trong dự án hệ thống thủy lợi Nà Sản. Dự án được Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư xây dựng mới, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 1.450 ha đất canh tác thuộc cao nguyên Nà Sản, cấp nước sinh hoạt cho 10.000 người và phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương; duy trì dòng chảy môi trường hạ du, góp phần cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển du lịch. Công trình hoàn thành tháng 6/2021, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ký hợp đồng quản lý khai thác và bảo vệ với Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Sơn La. Hiện, Công ty đã bố trí cán bộ, công nhân có chuyên môn trực 24/24, thực hiện vận hành, kiểm tra quan trắc và bảo vệ công trình đúng theo quy định.

Ông Vì Văn Sây, bản Nhịu Cọ, xã Chiềng Dong, huyện Mai Sơn, cho biết: Trước đây, Chiềng Dong chỉ có phai tạm, vào mùa mưa, nước tràn xuống thành nước lũ ngập hết ruộng lúa của dân. Từ khi đập thủy lợi Chiềng Dong được xây dựng, nguồn nước điều tiết, giúp nhân dân trong vùng dự án khai thác hết diện tích đất có khả năng sản xuất từ một, hai vụ/năm lên hai đến ba vụ/năm.

Công trình hồ chứa nước bản Mòng, xã Hua La, Thành phố cũng là dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư xây dựng mới, có nhiệm vụ phòng, chống lũ quét, sạt lở, tạo nguồn cấp nước công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 27.500 m³/ngày đêm; cấp nước tưới tự chảy cho 263 ha đất nông nghiệp ven suối Nậm La; tạo nguồn cấp nước tưới cho 947 ha đất nông nghiệp. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, theo đánh giá, năm 2022, hồ bản Mòng đã cắt, giảm lũ cho thành phố Sơn La, giảm ngập úng khu vực xã Chiềng Xôm so với các năm trước.

Anh Bùi Nam Hưng, cán bộ quản lý hồ nước bản Mòng, thông tin: Công trình có dung tích gần 10,2 triệu m³, được lắp đặt hệ thống camera giám sát và trạm đo mưa tự động; xây dựng kho dữ liệu có đầy đủ các thông tin để đánh giá, kiểm soát nguồn nước, tình hình công trình; hỗ trợ điều hành ứng phó và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra. Các thiết bị sẽ lưu trữ thông số theo thời gian; xuất dữ liệu theo khung giờ hằng ngày, hằng tháng; kết nối, tích hợp dữ liệu với hệ thống giám sát, điều khiển của hệ thống. Chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn cho công trình.

Công trình hồ chứa nước bản Mòng, xã Hua La, Thành phố.

Ông Cao Viết Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, thông tin: Phát huy hiệu quả của các dự án trên theo nhiệm vụ đã được phê duyệt, Sở đang đôn đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT triển khai giai đoạn 2 theo tiến độ đã đề ra, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng. Theo đó, đối với đập thủy lợi Chiềng Dong, giai đoạn 2 được khởi công từ tháng 3/2023 tiếp tục đầu tư hệ thống kênh thoát lũ đến các xã thuộc cao nguyên Nà Sản, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2024. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với UBND Thành phố và huyện Mai Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện 2 dự án cấp nước sinh hoạt từ 2 công trình cấp nước nước cho Thành phố và huyện Mai Sơn.

Phát huy hiệu quả công trình, các đơn vị quản lý phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân tham gia bảo vệ, không lấn chiếm hành lang. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, bảo đảm an toàn hồ chứa cho cán bộ, tổ chức và cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.