Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Những triệu phú vùng biên

Cần cù, năng động, sáng tạo, nhiều hội viên nông dân ở huyện vùng biên Sông Mã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sông Mã những ngày cuối tháng 5, những cơn mưa bất chợt như xua đi cái nắng nóng, oi ả của ngày hè. Tại cơ quan Hội Nông dân huyện, chúng tôi được ông Lê Văn Quân, Chủ tịch Hội thông tin: Giai đoạn 2018-2023, toàn huyện hiện có 5.135 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó, nhiều hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm. 

Để minh chứng, ông Quân giới thiệu chúng tôi về bản Anh Trung, xã Chiềng Cang, gặp anh Vũ Anh Minh, người có tài “điều khiển” cây nhãn ra quả theo ý muốn. Với 3 ha nhãn chín sớm của gia đình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Minh chia sẻ: Trước đây, trên nương đồi chủ yếu là cây sắn, cây ngô, chuyển sang trồng cây ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thị trường của trái cây rộng, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Năm 2019, anh Minh đã liên kết với 14 hội viên nông dân trong bản thành lập HTX nông nghiệp hữu cơ Trung Dung. Quá trình sản xuất, anh và các thành viên đã áp dụng quy trình sản xuất VietGAP; thực hiện kỹ thuật làm nhãn chín sớm... Hiện nay, HTX đang chăm sóc 35 ha cây ăn quả các loại, trong đó, 20 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP; thu nhập bình quân của các thành viên đạt trên 300 triệu đồng/năm.

Thành viên HTX nông nghiệp hữu cơ Trung Dung thu hoạch nhãn chín sớm.

Tiếp tục đến thăm gia đình anh Lò Văn Ngoan, hội viên nông dân xã Chiềng Khương, với mô hình trồng dứa Queen và cây ăn quả trên đất dốc. Mở rộng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến, năm 2021, gia đình anh đã chuyển đổi 3 ha đất trồng ngô, sắn sang trồng dứa Queen. Anh Ngoan phấn khởi: Vụ đầu, tỷ lệ ra quả khoảng 70% diện tích, trừ chi phí gia đình thu lãi hơn 100 triệu đồng. Năm nay, gia đình tiếp tục đăng ký trồng 5.000 m2 nữa. Hiện nay, gia đình có 3 ha nhãn, 1 ha xoài, 1 ha cây mắc ca và 3,5 ha dứa Queen. Dự kiến năm nay, tổng thu nhập của gia đình trên 700 triệu đồng.  

Mô hình dứa của nông dân xã Chiềng Khương cho thu nhập cao.

Ở Sông Mã, có nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả, như chăn nuôi bò của hội viên Tòng Văn Cường, xã Mường Lầm, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; trồng bí đao xanh của hội viên Triệu Tài Hải, bản Quảng Tiến, xã Chiềng Sơ, thu nhập 250 đồng/năm; trồng nhãn và sơ chế long nhãn có các hộ: Lường Văn Mười, Lê Danh Phúc, Đào Ngọc Bằng, xã Chiềng Khoong... với thu nhập từ 150 đến trên 1 tỷ đồng/năm. 

Ông Lê Văn Quân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, thông tin thêm: Đồng hành cùng hội viên, Hội tập trung đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề. Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác và liên kết “4 nhà” để nâng cao hiệu quả chuỗi sản xuất nông nghiệp. Duy trì các trang cổng thông tin điện tử của Hội và nhóm Zalo, Facebook để hội viên tham khảo, học tập các mô hình hay, cách làm sáng tạo phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Cây nhãn - cây chủ lực trong phát triển kinh tế ở Sông Mã.

Điểm chung của những triệu phú vùng biên là họ luôn chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, tăng giá trị sử dụng đất. Liên kết thành lập HTX để nâng cao giá trị sản phẩm. Nhiều mô hình của nông dân đã được chọn làm điểm để quảng bá, nhân rộng, là địa chỉ để bà con trong và ngoài huyện đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

 Cách đây 5 năm, 15 hộ dân ở xã Chiềng Sơ đã thành lập HTX Hải Nhung chuyên sản xuất, kinh doanh rau màu. Mở rộng diện tích sản xuất, HTX còn liên kết với hơn 300 hội viên nông dân ở các xã Chiềng Sơ, Yên Hưng, Bó Sinh, Nà Nghịu, Đứa Mòn trồng 40 bí đao. Anh Triệu Tài Hải, Giám đốc HTX, cho biết: Quá trình sản xuất, HTX phối hợp cơ quan chuyên môn xây dựng quy trình sản xuất VietGAP. Đến nay, toàn bộ diện tích bí đao đạt tiêu chuẩn VietGAP; thu nhập bình quân của thành viên, hộ liên kết đạt 10 triệu đồng/tháng.

Với sự hỗ trợ của tổ chức Hội, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã tham gia liên kết thành lập các HTX, thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ. Đến nay, toàn huyện có 57 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, trong đó, 10 HTX do Hội Nông dân phối hợp thành lập với 1.250 người, trong đó, hội viên nông dân 766 người. 

Mô hình trồng bí đao của nông dân xã Chiềng Sơ cho thu nhập cao.

Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Bưu điện huyện tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân quảng bá xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chủ lực của huyện, như: nhãn quả, long nhãn, xoài và các sản phẩm OCOP trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn, voso.vn... 

Nông dân xã Chiềng Khoong chăm sóc diện tích cây ăn quả.

Sự thay đổi trong tập quán canh tác, áp dụng phương thức sản xuất mới, tiên tiến của nông dân huyện Sông Mã phù hợp với thời đại nông nghiệp, nông dân số, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của địa phương.

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả từ mô hình chính quyền địa phương hai cấp

    Hiệu quả từ mô hình chính quyền địa phương hai cấp

    Sau một tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy chính quyền cơ sở tại các tỉnh, thành phố bước đầu vận hành ổn định, thông suốt, bảo đảm phục vụ nhân dân. Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính hài lòng với những thay đổi từ mô hình chính quyền mới.
  • 'Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc - Giai đoạn 2” được triển khai tại Sơn La đã góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sinh kế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhân dân.
  • 'Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Kinh tế -
    Những ngày đầu tháng 7, tại bản Híp, phường Chiềng Sinh, vườn nho hạ đen của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh rộn ràng bước vào vụ thu hoạch. Khung cảnh nên thơ của vườn nho đang vào độ chín rộ, đã trở thành điểm đến hút khách vào cuối tuần.
  • 'Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Xã hội -
    Sự thay đổi bất thường của thời tiết, 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Sơn La xảy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Theo dự báo, các tháng cao điểm mùa mưa có nhiều đợt mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Vì vậy, các cấp, các ngành đang tập trung thực hiện các biện pháp, ứng phó, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn gây ra.
  • 'Lái xe thận trọng, an toàn

    Lái xe thận trọng, an toàn

    An toàn giao thông -
    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 6, đoạn từ Km 151+700 địa phận xã Vân Hồ đến Km 212 địa phận phường Mộc Châu, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông, nhất là mùa mưa lũ.
  • 'Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Xã hội -
    Cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trở về với đời thường, nhiều cựu chiến binh là thương bệnh binh, điều kiện kinh tế khó khăn, không ít người phải sống trong những ngôi nhà tạm. Bằng tình cảm, trách nhiệm, Hội Cựu chiến binh tỉnh (nay là Ban công tác Cựu chiến binh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, giúp hội viên có cuộc sống ổn định, thắt chặt thêm tình đồng chí, nghĩa đồng đội.
  • 'Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Khoa Giáo -
    Năm học 2025-2026, toàn tỉnh sẽ tuyển sinh trên 60.000 học sinh vào các lớp đầu cấp từ bậc mầm non đến THPT, tăng khoảng 3,5% so với năm học trước. Công tác tuyển sinh đang được các địa phương triển khai đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định.