Mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ ở Phù Yên 

Năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều hội viên phụ nữ ở huyện Phù Yên đã thay đổi tư duy sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình hội viên. 

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phù Yên hiện có 29 tổ chức, cơ sở hội với 20.678 hội viên. Thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế”, Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên vay vốn khởi nghiệp, tham gia các mô hình kinh tế tập thể. Đến đầu tháng 10/2023, huyện có 2 HTX, 2 tổ hợp tác và 6 tổ nhóm liên kết do phụ nữ làm chủ sản xuất, kinh doanh hiệu quả. 

Triển khai thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, Hội LHPN huyện lựa chọn Dự án chiết xuất cao đặc hỗ trợ điều trị cho những người mất ngủ từ cây Lạc Tiên (Passiflora foetida L) và cây Bình Vôi (Stephania Glabra) của Hợp tác xã Uyên Thuận, tiểu khu 5, thị trấn Phù Yên để tham gia cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa”, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức. Thông qua giải giúp HTX được học tập, tiếp thu các kiến thức, cách thức quản lý, vận hành các HTX hiệu quả để áp dụng vào thực tế sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.  

Phụ nữ bản Chiềng Thượng, xã Quang Huy thu hoạch lúa mùa.

Từ đầu năm đến nay, Hội LHPN huyện Phù Yên ra mắt 2 mô hình “Tổ liên kết chăn nuôi dê sinh sản” tại xã Tường Tiến, xã Mường Bang, do phụ nữ làm chủ với việc hỗ trợ 10 cặp dê giống cho 10 hội viên nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có điều kiện vươn lên phát triển sản xuất.

Với sự hướng dẫn, giám sát của Hội LHPN huyện, các thành viên tổ hợp tác sẽ triển khai việc nuôi dê sinh sản theo hình thức nuôi rẽ. Căn cứ vào số lượng sinh sản của vật nuôi, các tổ liên kết sẽ tiến hành mở rộng quy mô, số lượng thành viên nhằm tạo điều kiện để phụ nữ cùng nhau vượt khó vươn lên. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn hội viên, phụ nữ kỹ thuật, quy trình chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi cho 80 hội viên, qua đó, trang bị kiến thức cho hội viên phát triển chăn nuôi. 

Bà Hà Thị Thuận, Chủ tịch Hội LHPN huyện, cho biết: Mô hình kinh tế tập thể hiện đang trở thành xu hướng, mang lại nhiều lợi ích về đầu ra sản phẩm, cũng như chia sẻ kỹ thuật sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Hội đã vận động hội viên tham gia các HTX, tổ hợp tác và tổ nhóm liên kết, trong đó, tích cực hỗ trợ mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ các kỹ năng về quản lý, kế toán, chào hàng… Từng bước giúp các HTX, tổ hợp tác thực hiện quy trình quản lý, vận hành, hoạt động hiệu quả. 

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX, tổ hợp tác và tổ nhóm liên kết do phụ nữ làm chủ trên địa bàn huyện Phù Yên chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản. Các nữ giám đốc, nữ tổ trưởng tích cực tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Nắm bắt nhu cầu, Hội phối hợp với các địa phương, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức 10 đợt tập huấn, hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác xây dựng, phát triển các sản phẩm theo định hướng sản phẩm OCOP. Đến nay, nhiều sản phẩm của HTX, tổ hợp tác do chị em làm chủ được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh, như: Chè Mường Do, viên khôi tía, gạo hữu cơ…

Hội Phụ nữ xã Mường Do, huyện Phù Yên trao đổi kinh nghiệm trồng cây sa nhân.

HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy do phụ nữ làm chủ vừa thực hiện mô hình trồng lúa hữu cơ, vừa phát triển nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, bó chổi chít và các sản phẩm từ mây tre đan, góp phần nâng cao thu nhập. 

Thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy duy trì nghề dệt truyền thống.

Chị Cầm Thị Ngân, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Quang Huy, cho biết: HTX có 162 thành viên, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ổn định, thu nhập bình quân của thành viên 60 triệu đồng/năm. Chúng tôi mong muốn được tiếp cận và học hỏi các phương pháp quản lý HTX, doanh nghiệp khác để đưa ra cách thức, quản lý và tổ chức sản xuất, giúp HTX có điều kiện phát triển bền vững. 

Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện và khuyến khích các HTX, tổ hợp tác, mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ phát huy hiệu quả, Hội LHPN huyện Phù Yên đã tạo cơ hội cho hội viên, phụ nữ trong huyện khẳng định được vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. 

Bài, ảnh: Khải Hoàn 
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.