Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, giảm lãi suất cho vay, giãn nợ, cơ cấu các khoản nợ, góp phần phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Giọng nữ
Phòng giao dịch của BIDV Chi nhánh Sơn La.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, cho biết: Thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Hiệp hội đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh (nay là NHNN Khu vực 3) lựa chọn các doanh nghiệp, nhà đầu tư có uy tín, hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực, như: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch, giáo dục, y tế… để hỗ trợ vốn vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho nhà đầu tư phát triển với chi phí hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Thông qua chương trình, năm 2024, các tổ chức tín dụng cho vay 20.500 tỷ, với 1.165 doanh nghiệp, 1.699 khách hàng khác; cơ cấu cho 17 khách hàng và giảm lãi suất cho vay, phí và nhiều hình thức hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, NHNN Khu vực 3 chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh, phòng giao dịch thuộc tổ chức tín dụng tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp, Chi hội doanh nghiệp các huyện, thành phố.

Một phiên giao dịch tại Agribank Chi nhánh Sơn La.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc BIDV Chi nhánh Sơn La, thông tin: Chi nhánh BIDV Sơn La chủ động tham gia chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, ký kết hợp tác toàn diện với nhiều khách hàng tốt, hiệu quả; tham gia là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ cùng hợp tác, chia sẻ cơ hội, tháo gỡ khó khăn các doanh nghiệp hội viên. Năm 2024, tổng quy mô của BIDV Sơn La hơn 15.000 tỷ đồng, trong đó, huy động vốn đạt trên 6.000 tỷ đồng, chiếm 17,23% thị phần, dư nợ tín dụng đạt trên 9.000 tỷ đồng, chiếm 23,52% thị phần, cung cấp vốn cho 125 khách hàng doanh nghiệp, 4.520 khách hàng cá nhân. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp năm 2024 chiếm gần 50%.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn BHL Sơn La thuộc Công ty cổ phần Chế biến Nông sản BHL Sơn La đang nằm trong tốp đầu cả nước về chế biến tinh bột sắn, với thương hiệu “CONBOTOT”. Công ty đang triển khai xây dựng Dự án Nhà máy chế biến tinh bột biến tính BHL Sơn La, công suất 90.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương 300 tấn sản phẩm/ngày đêm, tổng mức vốn đầu tư trên 244 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động cuối năm 2025.

Gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận, huyện Thuận Châu.

Bà Chử Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Nông sản BHL Sơn La, chia sẻ: Thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Công ty và Vietinbank Sơn La đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện, cung cấp các dịch vụ: Vốn vay đầu tư dự án, vốn lưu động sản xuất, các dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền, tiền gửi... Công ty đánh giá cao các dịch vụ ngân hàng mà Vietinbank đã cung cấp, giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí, thời gian, tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty đặt mục tiêu mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng nông sản, mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng để công ty tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi.

Dây chuyền chế biến tinh bột sắn của Công ty VP Chế biến nông sản BHL Sơn La.

Năm 2025, là năm quan trọng, đánh dấu giai đoạn tăng tốc, bứt phá. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh trên 8% và tăng trưởng hai con số các năm tiếp theo, rất cần có sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn mong muốn ngành ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò đồng hành, tạo ra cơ chế, chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, hỗ trợ tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sơn La tăng 5 bậc về chỉ số PAPI

    Sơn La tăng 5 bậc về chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2024 ở Việt Nam.
  • 'Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản

    Xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản

    Kinh tế -
    Sơn La có trên 84.700 ha cây ăn quả các loại và gần 150.000 ha các loại nông sản ngô, lúa, cà phê, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Thực hiện các tiêu chuẩn xuất khẩu, tỉnh chú trọng xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản và mã số cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra “tấm vé thông hành” quan trọng cho nông sản địa phương chinh phục thị trường toàn cầu.
  • 'Đổi thay ở Chiềng Xuân

    Đổi thay ở Chiềng Xuân

    Nông thôn mới -
    Về xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, theo tuyến đường giao thông kết nối điểm du lịch rừng sinh thái bản Pa Cốp với trung tâm xã Chiềng Xuân. Mùa này, dọc hai bên đường những vườn mận sai trĩu quả, những cánh rừng nguyên sinh mang lại cho vùng đất này nhiều đổi thay.
  • 'Bắc Yên về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Bắc Yên về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện Bắc Yên đã huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia, kết hợp nhiều nguồn lực và tập trung hỗ trợ các địa phương thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Sau gần 4 tháng triển khai, huyện đã hoàn thành việc xóa 161/161 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ đề ra 15 ngày.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Đầu tư dự án Kè chống sạt lở đất, hạ tầng khu dân cư suối Muội giai đoạn III; Thu hồi trạm Đăng kiểm, mở rộng chợ 7/11 và sắp xếp lại khu vực họp chợ; Khảo sát, đầu tư làm đường nhựa tuyến đường liên xã; Cho chủ trương đầu tư thực hiện dự án khu xử lý rác thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải huyện Quỳnh Nhai
  • 'Phụ nữ Sông Mã thi đua xây dựng NTM

    Phụ nữ Sông Mã thi đua xây dựng NTM

    Nông thôn mới -
    Những mô hình được các cấp hội phụ nữ Sông Mã triển khai hiệu quả: “Nhà sạch, vườn đẹp”, “sáng, xanh, sạch, đẹp”, “chăm sóc vườn hoa cây cảnh”, “đường hoa phụ nữ”, “tổ phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc”; phụ nữ làm kinh tế giỏi... đã góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới của huyện.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện DQTV

    Nâng cao chất lượng huấn luyện DQTV

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, Ban CHQS thị xã Mộc Châu tích cực, chủ động tham mưu Thị ủy, UBND thị xã xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ theo hướng “Vững mạnh, toàn diện, rộng khắp”, bảo đảm ở đâu có dân, có tổ chức sản xuất, ở đó có lực lượng dân quân tự vệ.
  • 'Mai Sơn chủ động phòng chống mưa lũ

    Mai Sơn chủ động phòng chống mưa lũ

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu “Phòng ngừa trước, ứng phó nhanh chóng, khắc phục kịp thời và hiệu quả”, trước mùa mưa lũ năm nay, huyện Mai Sơn chủ động triển khai nhiều giải pháp, phương án, giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra.
  • 'Nhận thức đúng giá trị thiêng liêng của Chiến thắng 30-4-1975

    Nhận thức đúng giá trị thiêng liêng của Chiến thắng 30-4-1975

    Hiện nay, bên cạnh đại đa số nhận thức đúng thì vẫn có những cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc về giá trị, ý nghĩa của Chiến thắng 30-4-1975 - Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ đã ăn phải "bả độc" thông tin của các thế lực thù địch, để từ đó có những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", sai lệch trong nhận thức và hành động.