Cây tỏi Chiềng Đông

Những ngày đầu năm, đến xã Chiềng Đông (Yên Châu), ở đâu cũng thấy tỏi. Những hàng tỏi được trồng ở góc nhỏ trong vườn nhà hoặc được trồng trên những thửa ruộng lớn xanh mướt. Ở các gia đình, lủng liểng từng túm tỏi treo gác bếp, phơi ngoài sân hay bày cả dãy ở các sạp hàng nhỏ ven quốc lộ 6. Người dân ở xã Chiềng Đông không ai còn nhớ rõ cây tỏi có ở vùng đất này từ bao giờ. Những người già nhất trong các bản người Thái cũng chỉ nhớ khi sinh ra đã thấy ông bà, cha mẹ trồng tỏi trong vườn như một loại gia vị không thể thiếu để chế biến các món ăn.

 

 

Nông dân xã Chiềng Đông (Yên Châu) thu hoạch tỏi vụ đông.

 

Đối với đồng bào dân tộc Thái, tỏi được chế biến làm chẳm chéo, thứ đồ chấm mang hương vị đặc trưng của địa phương. Chính vì vậy, từ lâu người Thái vẫn luôn trồng cây tỏi và ớt như những loại cây quen thuộc trong vườn nhà. Theo đánh giá của người tiêu dùng, cây tỏi được trồng ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhưng tỏi ở xã Chiềng Đông lại có hương vị đặc trưng rất riêng với mùi thơm và vị cay nồng. Nhận thấy loại cây này có giá trị kinh tế cao, huyện Yên Châu đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng tỏi.

Người Thái ở Chiềng Đông thông thuộc đặc tính của từng loại tỏi và cây tỏi cũng được trồng theo cách truyền thống từ đời này truyền qua đời khác. Ông Hoàng Văn Lái, bản Nhôm, cho hay: Trồng tỏi không phải cứ giống tốt, đất tốt hay nhiều phân là đã cho thu hoạch nhiều, mà phải am hiểu đặc tính của cây tỏi thì trồng tỏi mới đạt năng suất cao nhất. Đất trồng tỏi tuy không phải cày sâu, cuốc bẫm, nhưng vẫn cần sự tơi xốp nhất định bởi tỏi là cây rễ chùm. Tỏi được trồng vào mùa lạnh, ưa thời tiết khô ráo, nhưng vẫn cần nước tưới nên chỉ thích hợp trồng ở ruộng lúa sau thu hoạch; phân bón cũng cần giới hạn bởi thừa chất dinh dưỡng, cây tỏi chỉ phát triển lá, còn thiếu chất, cây tỏi sẽ còi cọc. Để cây tỏi phát triển chỉ cần yếu tố tự nhiên từ đất, cung cấp thêm nước, trồng đúng thời vụ, tỏi sẽ phát triển tốt, ra nhánh đều. Ở xã Chiềng Đông, vào cuối thu, sau thu hoạch lúa mùa là thời điểm người dân bắt đầu vụ trồng tỏi.

Tỏi Chiềng Đông có nhiều loại, phổ biến nhất là giống tỏi thường có nhiều nhánh, các nhánh to vừa phải. Loại tỏi này phát triển tốt ở điều kiện bình thường, chiếm số lượng chủ yếu trong mỗi vụ tỏi và trở thành mặt hàng đặc sản của xã Chiềng Đông được nhiều người tiêu dùng biết đến. Cũng cùng một giống tỏi nhưng do quá trình sinh trưởng ở điều kiện khác nhau, sẽ xuất hiện loại tỏi một nhánh hay còn gọi là “tỏi cô đơn” có giá trị kinh tế cao. “Tỏi cô đơn” trong suốt 3 tháng trồng và sinh trưởng không đẻ thêm nhánh mà chỉ to ra, loại tỏi này có mùi thơm đậm hơn, vị cay nồng, có thể được dùng ép lấy nước làm thuốc giải cảm hoặc dùng để ngâm rượu làm thuốc. Số lượng “tỏi cô đơn” có ít, do không có giống riêng và người trồng không thể tác động để cho ra loại “tỏi cô đơn” đồng loạt. Ngoài ra, còn có loại tỏi gạo, một củ có rất nhiều nhánh xếp chồng lên nhau, mỗi nhánh chỉ to bằng 1/3 nhánh tỏi thường. Hiện nay, loại tỏi này không còn nhiều do nhánh nhỏ, bất tiện khi chế biến, nhưng vẫn có nhiều gia đình ở đây giữ giống tỏi này bởi hương vị và mùi thơm đặc trưng không kém gì “tỏi cô đơn”.

Tỏi là cây trồng có giá trị kinh tế cao, được trồng với diện tích lớn ở xã Chiềng Đông nhiều năm nay. Cây tỏi cũng là cây trồng chính trong vụ đông ở địa phương. Sau khi thu hoạch lúa vụ mùa, người dân nơi đây thường dẫn nước vào ruộng ngâm nước vài ngày cho gốc rạ mục, sau đó xả nước đi; khi đất khô thì chọc lỗ ngay gốc rạ để gieo tỏi và không cần lấp đất. Với điều kiện như vậy, tỏi phát triển tốt, sinh trưởng nhanh do có chất mùn ngay khi mọc mầm mà không cần bón thêm phân. Đến mùa thu hoạch, thương lái đến tận nơi thu mua mang đi tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh. Tỏi còn được bày bán ngay cạnh quốc lộ 6. Vào mùa thu hoạch, tỏi khô được bán với giá 50.000 đồng/kg; “tỏi cô đơn” khô có giá từ 150-300 nghìn đồng/kg. Với giá bán như vậy, tỏi là cây trồng có giá trị kinh tế cao ở địa phương và thu nhập hơn hẳn so với trồng ngô và lúa.

Từ một loại cây trồng quen thuộc, một thứ gia vị trong bữa ăn hàng ngày, cây tỏi ở xã Chiềng Đông đã trở thành đặc sản địa phương, được nhiều người biết đến và mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.