Quan tâm phát triển lúa gạo đặc sản hàng hóa

Sơn La có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển lúa gạo đặc sản hàng hóa nhưng chưa tạo được thương hiệu gạo chất lượng, uy tín. Với mục tiêu nghiên cứu các vùng có đủ điều kiện về đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác và thị trường tiêu thụ, từ đó đề xuất quy hoạch vùng, cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển sản xuất lúa gạo đặc sản tại các địa phương trong tỉnh, Đề tài “Nghiên cứu đánh giá vùng có điều kiện phát triển lúa gạo đặc sản hàng hóa tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La” do Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc) chủ trì, TS. Nguyễn Văn Khoa làm chủ nhiệm được triển khai thực hiện từ năm 2015.

Hội thảo giới thiệu mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa chất lượng cao tại huyện Phù Yên.

Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất lúa gạo chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đưa ra nhận định, tại một số địa phương đã có những biện pháp thúc đẩy phát triển các giống lúa chất lượng cao. Điển hình như huyện Phù Yên, hiện nay diện tích trồng các giống lúa chất lượng cao chiếm 95% diện tích lúa vụ xuân và 65% ở vụ mùa. Tuy nhiên, cơ cấu các giống lúa chất lượng cao lại chưa đa dạng, chủ yếu chỉ có giống BC15, nếu chỉ trồng một giống lúa như vậy thì nguy cơ nhiễm dịch bệnh là rất cao. Bên cạnh huyện Phù Yên, một số huyện khác của tỉnh cũng đã từng bước phát triển các giống lúa gạo đặc sản, chất lượng cao, như huyện Mai Sơn với diện tích 165 ha trồng lúa nếp tan với các loại chính là: tan nhe, tan tấc và tan ngân, đây là các giống lúa nếp có chất lượng gạo ngon, dẻo, thơm. Còn tại huyện Sốp Cộp diện tích lúa nếp tan cũng chiếm 30-40% tổng diện tích lúa vụ mùa, ước tính có khoảng trên 300 ha lúa nếp tan tập trung chủ yếu tại 3 xã Mường Và, Nậm Lạnh và Mường Lạn. Ngoài ra, còn có một số huyện đang phát triển các giống lúa gạo đặc sản như: Mường La, Thuận Châu, Sông Mã...

Thạc sỹ Nguyễn Văn Khoa, chủ nhiệm Đề tài cho biết: Trong năm 2016, nhóm thực hiện Đề tài phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Yên lựa chọn 2 giống lúa ĐS1 và LT2 để xây dựng mô hình thử nghiệm với 0,5 ha tại bản Chiềng Hạ 1, xã Quang Huy. Qua theo dõi, giống lúa ĐS1 và LT2 có thời gian sinh trưởng bằng các giống lúa đại trà (BC15), phù hợp với điều kiện khí hậu đồng đất của Phù Yên và trồng được cả 2 vụ là vụ đông xuân và vụ mùa, năng suất ước đạt 6,58 tấn/ha đối với giống ĐS1 và 6,57 tấn/ha đối với giống LT2, chất lượng gạo thơm ngon, hạt đều, đẹp, được thị trường ưa chuộng.

Để người dân nắm được kỹ thuật chăm sóc các giống lúa cũng như hiệu quả của việc trồng các giống lúa đặc sản, nhóm thực hiện Đề tài đã phối hợp với các trạm khuyến nông tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về những đặc tính, ưu điểm của các giống lúa có thể phát triển thành các giống lúa gạo đặc sản hàng hóa, hiệu quả kinh tế khi đưa giống lúa đặc sản vào sản xuất; hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật thâm canh để người dân nắm vững kỹ thuật trước khi bước vào sản xuất.

Chị Hà Thị Hưng, bản Chiềng Hạ 1, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, là một trong những hộ đầu tiên tham gia vào mô hình sản xuất thử nghiệm chia sẻ: gia đình tôi trồng thử nghiệm giống lúa ĐS1 trên diện tích 2.500 m2, sau thời gian trồng và thâm canh theo đúng hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và nhóm thực hiện Đề tài, giống lúa phát triển tốt, lượng sâu bệnh ít hơn so với các giống lúa trước kia gia đình trồng, năng suất, giá bán cũng cao hơn trước. Gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích trồng giống lúa ĐS1 vào các năm tiếp theo. 

Qua 2 năm thực hiện, nhóm Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá về điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường tại 6 huyện có diện tích trồng lúa lớn và có lợi thế về sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình trồng các giống lúa đặc sản tại 3 huyện: Giống ĐS1, LT2 tại xã Quang Huy, huyện Phù Yên; giống nếp tan Mường Chanh tại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn; giống nếp tan hin, tan nhe, tan pụa tại xã Mường Và, huyện Sốp Cộp theo quy trình kỹ thuật. Kết quả, các mô hình trồng thử nghiệm đều cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao; điều kiện tự nhiên ở hầu hết 6 huyện khảo sát gồm: Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Mường La, Sông Mã, Sốp Cộp đều có thể sản xuất được lúa gạo đặc sản.

Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ tạo cơ sở khoa học quan trọng về lý luận và thực tiễn cho công tác quy hoạch các vùng sản xuất lúa gạo đặc sản hàng hóa. Các địa phương, các doanh nghiệp sẽ dựa trên những kết quả nghiên cứu của Đề tài để đưa ra những định hướng để phát triển lúa gạo đặc sản của vùng miền. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Đề tài, các cán bộ nghiên cứu được thực hành trực tiếp, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho các giảng viên, từ đó bổ sung thêm tài liệu để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.
  • 'Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Gương sáng bản làng -
    Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn và nghiên cứu khoa học, chị Trần Diệu Linh, kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát tận tụy, tận tâm với nghề.
  • 'Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Xã hội -
    Phát triển nông nghiệp bền vững, thị xã Mộc Châu luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường thường xuyên duy tu, cải tạo và nâng cấp công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
  • 'Học Bác để dạy tốt, học tốt hơn

    Học Bác để dạy tốt, học tốt hơn

    Cụ thể hóa việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Trường THCS Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, đã đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, trở thành hoạt động nền nếp, lan tỏa sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Hiệu quả mô hình chế biến thủy sản

    Hiệu quả mô hình chế biến thủy sản

    Kinh tế -
    Khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ thủy điện Sơn La, Hội Nông dân tỉnh và huyện Mường La phối hợp triển khai dự án “Xây dựng mô hình chế biến thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La” tại xã Chiềng Lao. Sau 2 năm triển khai, bước đầu mô hình cho thấy những tín hiệu tích cực, các hộ tham gia mô hình đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, phát triển kinh tế, nâng cao giá trị nông sản địa phương.