Giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường

Biết yêu quý thiên nhiên, không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa, để rác đúng nơi quy định… đã trở thành thói quen của hầu hết trẻ ở các trường mầm non. Đây là kết quả của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường gắn với thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn huyện Thuận Châu.

Giọng nữ

Năm học 2024 - 2025, huyện Thuận Châu có 29 trường mầm non công lập, 7 nhóm mầm non tư thục, với 383 nhóm lớp, trên 11.000 trẻ. Ông Nguyễn Đức Tôn, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, thông tin: Triển khai hiệu quả công tác giáo dục về bảo vệ môi trường, phòng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non duy trì sinh hoạt các cụm chuyên môn để cán bộ quản lý, giáo viên được trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm, phát huy hiệu quả vai trò của nhà trường trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Thực hiện lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các bài giảng trong chương trình giáo dục mầm non và trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở tất cả các độ tuổi.

Cô và trò Trường Mầm non Võ Thị Sáu Chiềng Pha, huyện Thuận Châu thực hiện gắn tranh từ phế liệu.

Cùng với đó, các trường mầm non tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, làm các hiệu ứng PowerPoint, phần mềm giáo án điện tử để trẻ được xem các hình ảnh, video clip, chơi trò chơi có nội dung bảo vệ môi trường; tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi dạy học từ rác thải nhựa, nguyên liệu tái chế... Vận động phụ huynh ủng hộ cây xanh, hoa, nguyên vật liệu phế thải để làm đồ chơi, tạo cảnh quan trong lớp học; đồng thời, thường xuyên trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen, ý thức giữ gìn môi trường chung.

Trường Mầm non Thủy Tiên, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, là một trong những đơn vị thực hiện tốt xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Đến thăm nhà trường, chúng tôi ấn tượng với khuôn viên nhiều cây xanh, những bông hoa đầy sắc màu được trồng trong các lọ, chai nhựa do chính cô và trò nhà trường tái chế; những chiếc lốp xe cũng được các cô giáo khéo léo sơn với nhiều màu sắc...

Giờ hoạt động ngoài trời trải nghiệm chăm sóc cây xanh của cô và trò Trường Mầm non Thủy Tiên, xã Phổng Lái.

Cô Trần Thị Thường, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thủy Tiên, chia sẻ: Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã chỉ đạo trang trí lớp học bằng những đồ dùng tái chế từ nhựa, gỗ, tre, thùng bìa cacton… Trong các giờ học, giáo viên kể chuyện về những tấm gương bảo vệ môi trường, dạy các con hát, múa các bài hát về môi trường, tổ chức hoạt động vẽ tranh, tô màu với chủ đề “Em yêu môi trường”, chơi trò chơi nhặt rác, giúp trẻ tiếp thu kiến thức về bảo vệ môi trường một cách vui vẻ, nhẹ nhàng.

Cô giáo Lò Thị Bạn hướng dẫn trẻ làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp.

Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, cô Lò Thị Bạn, giáo viên lớp Mẫu giáo bé A, Trường Mầm non Võ Thị Sáu, xã Chiềng Pha đã có sáng kiến kinh nghiệm “Làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp”. Sáng kiến được cô trình bày tại phần thi hoạt động giáo dục Steam tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non cấp tỉnh lần thứ XI, năm học 2023 - 2024.

Chia sẻ về sáng kiến của mình, cô Bạn bảo: Với cách làm đơn giản, tận dụng các loại rác hữu cơ như, vỏ rau, củ, quả, vỏ trứng… tôi đem ủ trong thùng có nắp đậy, kết hợp men vi sinh, sau 3 đến 4 ngày ủ  thu được phân bón hữu cơ dùng cho vườn rau và cây hoa của trường. Sáng kiến không chỉ giúp giảm lượng rác thải sinh hoạt mà còn tạo điều kiện cho các bé được trải nghiệm, tham gia vào quá trình chăm sóc cây xanh, từ đó, hình thành ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống xanh ngay từ bé.

Hiện nay, 100% các trường mầm non trên địa bàn huyện đều có ít nhất 1 góc Steam chung hoạt động cho toàn trường; 100% các lớp mẫu giáo có góc Steam trong lớp học, trong đó, các đơn vị đều thực hiện sáng tạo các mẫu đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu phế thải, tạo các góc mở cho trẻ được hoạt động, phát triển về nhận thức, tình cảm, kinh nghiệm xã hội… Qua đánh giá, tỷ lệ trẻ phát triển về nhận thức, tình cảm, kinh nghiệm xã hội đạt từ 96% trở lên. 

Trẻ làm đồ chơi, đồ dùng học tập từ những nguyên vật liệu tận dụng.

Đẩy mạnh việc lồng ghép giáo dục các nội dung, kiến thức về chủ đề bảo vệ môi trường đến trẻ mầm non, ngành giáo dục Thuận Châu tiếp tục chỉ đạo các trường học chú trọng nghiên cứu, đưa ra nhiều cách làm hay, sáng tạo để sử dụng hiệu quả rác thải nhựa, phế phẩm qua sử dụng vào việc trang trí khuôn viên trường lớp và làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc dạy và học… góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trước khi bước vào các bậc học tiếp theo.

Lò Thái - Minh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 8/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa ổn định, suy yếu và biến tính dần, kết hợp hội tụ gió trên cao hoạt động yếu dần. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đêm và sáng trời rét. Trưa chiều trời nắng.
  • 'Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Lễ hội Hết Chá trên cao nguyên Mộc Châu

    Ảnh -
    Lễ hội Hết Chá - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được nhân dân tổ dân phố Na Áng, phường Đông Sang, thị xã Mộc Châu, tổ chức vào dịp tháng 3 hằng năm. Đây là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của người Thái trắng; là dịp để người dân tạ ơn đất trời, tạ ơn đấng sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người ấm no, hạnh phúc. Lễ hội còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái, cùng nhau bước vào mùa vụ mới.
  • 'Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Phụ nữ Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về các xã trên địa bàn tỉnh, dễ dàng nhận thấy diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay với những tuyến đường hoa, tuyến đường tự quản, mô hình “Nhà sạch – vườn đẹp”, “Thu gom rác thải tái chế” hay những ngôi nhà “Mái ấm tình thương”… Những mô hình đó là minh chứng sinh động cho vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong việc hưởng ứng và thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Thêm kiến thức cho những hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

    Văn hóa - Xã hội -
    Được tiếp thêm động lực và kiến thức cần thiết từ các lớp tập huấn, những hạt nhân văn nghệ quần chúng, các đội văn nghệ mẫu càng thêm hăng say luyện tập, đưa phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và bảo tồn văn hóa dân tộc. 
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế.