Chuyển đổi số trong trường học

Thực hiện chương trình chuyển đổi số, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ chỉ đạo các trường học chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm trong quản lý, giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Giọng nữ
Giáo viên Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ sử dụng máy chiếu trong giờ học Lịch sử. 

Đến Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, ấn tượng là các phòng học đều được lắp đặt máy chiếu, tivi và các thiết bị điện tử hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy. Thầy giáo Nguyễn Thế Hưng, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: Nhà trường có 14 lớp cả hai khối, với tổng số 478 học sinh. Hiện nay, 100% phòng học đều được lắp đặt tivi thông minh và máy chiếu, 100% giáo viên đều sử dụng giáo án điện tử.

Cô giáo Lê Thị Thu Thủy, giáo viên môn Lịch sử, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, chia sẻ: Để học sinh hiểu bài và nhớ lâu các mốc lịch sử, tôi sử dụng phần mềm PowerPoint và những kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình để soạn các bài giảng điện tử, sử dụng hình ảnh trực quan, sinh động, giúp học sinh hứng thú với môn Lịch sử.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải dạy, giúp học sinh dễ tiếp thu bài học, phát huy tính chủ động trong học tập. Em Sồng Thị Hương, lớp 9A3, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, chia sẻ: Khi thầy cô dạy qua máy chiếu, có nhiều hình ảnh sinh động làm cho bài giảng bớt nhàm chán, chúng em hiểu bài và dễ tiếp thu kiến thức.

Còn tại Trường Tiểu học Vân Hồ, thực hiện chuyển đổi số, nhà trường đã triển khai các phần mềm: Vnedu, VNPT Office, ứng dụng học bạ số. Hiện nay, 73/73 giáo viên nhà trường soạn giáo án điện tử; 46/53 phòng có thiết bị trình chiếu kết nối Internet để phục vụ dạy và học tập; có 1 phòng máy tính đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học.

Giờ thực hành môn Tin học tại Trường Tiểu học Vân Hồ, huyện Vân Hồ

Không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, Trường Tiểu học Vân Hồ còn giúp các em học sinh tiếp cận với các cuộc thi trên mạng như: IOE, Trạng nguyên Tiếng Việt... Em Đinh Khánh Mai, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vân Hồ, nói: Tham gia các cuộc thi trên mạng không chỉ giúp em trau dồi kiến thức, mà còn sử dụng thành thạo máy tính. Em đã đạt giải ba cuộc thi IOE và giải nhì Trạng nguyên tiếng Việt cấp huyện...

Hiện nay, 30/30 đơn vị trường học của huyện Vân Hồ đang sử dụng hộp thư công vụ, hệ thống quản lý văn bản điều hành VNPT iOffice; thực hiện quản lý cán bộ, học sinh, chuyên môn trên hệ thống https://truong.csdl.moet.gov.vn/ và https://vnedu.vn/; 18 đơn vị trường học triển khai nộp các khoản đóng góp không dùng tiền mặt.

Ông Đỗ Công Bình, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ, thông tin: Phòng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên môn để thực hiện các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, đảm bảo triển khai đúng lộ trình, thời gian như: Sử dụng chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt... Cử hơn 200 lượt cán bộ quản lý và giáo viên cán bộ quản lý và giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyển đối số. Riêng Phòng tổ chức 4 buổi tập huấn cho gần 300 lượt cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên văn thư về học bạ số, chuyển giao chữ ký số.

Giờ học môn Sinh học tại Trường TH&THCS Mường Tè, huyện Vân Hồ.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trong học kỳ I năm học 2024 - 2025, toàn huyện có 50% học sinh đạt học lực khá, giỏi. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin; chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức cho giáo viên soạn giáo án điện tử; học liệu số đa phương tiện và các học liệu khác; triển khai nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến; Khuyến khích phát triển và khai thác dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo trong quản lý, dạy và học.

Phạm Hoa (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với tinh thần “Ở đâu nhân dân khó, ở đó có bộ đội”, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Sơn La đã phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn lực lượng, huy động hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ đến tận các bản vùng sâu, vùng cao khảo sát, vận động và cùng nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát.
  • 'Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Xã hội -
    Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Bắc Yên đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Kinh tế -
    Với sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” huyện Mường La đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực để hội viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
  • 'Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch -
    Sơn La hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có giá trị lớn về lịch sử, minh chứng về một thời hào hùng của quân và dân ta; là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, gắn với du lịch “về nguồn”, tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
  • 'Chăm lo bữa ăn cho học sinh bán trú

    Chăm lo bữa ăn cho học sinh bán trú

    Khoa Giáo -
    Năm học 2024-2025, huyện Vân Hồ có 25 trường tổ chức nấu ăn bán trú cho gần 5.000 học sinh. Việc nấu ăn bán trú đã tạo điều kiện cho học sinh vùng khó khăn gắn bó với trường, lớp; phụ huynh yên tâm gửi con đi học xa nhà; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt.
  • 'Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông

    Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông

    An toàn giao thông -
    Sau khi kiện toàn hoạt động, Tổ Cảnh sát giao thông Mai Sơn, Đội Cảnh sát giao thông Đường bộ số 2, thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, được giao phụ trách địa bàn huyện Mai Sơn. Tổ có 15 cán bộ, chiến sĩ luôn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo ATGT trên địa bàn.
  • 'Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

    Ý nghĩa vĩnh cửu của Chiến thắng phát xít năm 1945

    Bản tin quốc tế -
    Ngày 9-5, Nga và Belarus cùng các nước thuộc Liên Xô trước đây tổ chức kỷ niệm một ngày lễ lớn: 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025), một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết cục cuộc chiến này có ý nghĩa thời đại đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới, làm thay đổi căn bản và hoàn toàn cục diện chính trị quốc tế và đặt nền móng cho trật tự thế giới đương đại.