Khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là một trong những thế mạnh của du lịch Mộc Châu, được phát triển dựa trên khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Mộc Châu đã tập trung huy động nguồn lực xây dựng các bản du lịch cộng đồng đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, du lịch văn hóa của du khách.

Giọng nữ
Nhà nghỉ cộng đồng tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.

Bản Áng, xã Đông Sang, là bản phát triển du lịch cộng đồng sớm nhất, được nhiều du khách lựa chọn làm nơi nghỉ dưỡng, trải nghiệm khi đến Mộc Châu. Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch cộng đồng, năm 2017, huyện Mộc Châu hỗ trợ bản Áng làm biển chỉ dẫn, biển hiệu các hộ gia đình kinh doanh homestay; biển nội quy bản du lịch cộng đồng. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng; mua sắm và trưng bày các hiện vật tại nhà văn hóa bản, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 1,4 tỷ đồng.

Anh Lữ Văn Hiệp, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Áng, xã Đông Sang, thông tin: Bản Áng là nơi sinh sống của đồng bào Thái trắng, với nét văn hóa dân tộc đặc sắc. Nơi đây còn có không gian sống hài hòa với thiên nhiên, là điểm nhấn và cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Cả bản hiện có 40 hộ làm du lịch cộng đồng.

Bên cạnh đó, huyện Mộc Châu đã kết nối để người làm du lịch cộng đồng ở bản Áng nhận được sự hỗ trợ của tổ chức Wise (Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh) thông qua các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, định hướng các phương án kinh doanh cho các chủ homestay và người dân trong bản. Từ 2020 đến nay, bản Áng đón trên 92.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 100 tỷ đồng.

Lựa chọn homestay ở bản Áng, xã Đông Sang làm nơi nghỉ chân cho gia đình vào cuối tuần, chị Hoàng Kiều Trang, du khách đến từ thành phố Hà Nội, chia sẻ: Đến bản Áng, tôi được trải nghiệm ở nhà sàn, nằm đệm bông gạo, thưởng thức các món đặc sản địa phương, như rượu cần, cơm lam, cá nướng, bê chao, xôi tình yêu, các món ăn từ rau rừng... Tối đến còn được xem múa, nghe hát và cùng bạn bè, bà con dân bản nắm tay trong vòng xòe đoàn kết, mang đến cho tôi trải nghiệm ấn tượng và độc đáo.

Bản Tà Số 1, Tà Số 2 ở xã Chiềng Hắc là điểm du lịch cộng đồng mới nổi ở Mộc Châu. Với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây, vẫn còn giữ được những nét truyền thống trong lao động sản xuất, văn hóa. Đặc biệt bà con tự trồng lanh, dệt vải, vẽ và thêu hoa văn để làm nên bộ trang phục truyền thống của đồng bào của mình. Anh Mùa A Di, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Tà Số 1, cho biết: Bản có 197 hộ, trên 1.170 nhân khẩu; có một nhà cổ, một lò rèn truyền thống, 3 homestay phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm. Từ năm 2021 đến nay, bản đã đón trên 40.000 lượt khách đến lưu trú, tham quan, trải nghiệm các dịch vụ, doanh thu từ các hoạt động du lịch ước đạt trên 20 tỷ đồng.

Lễ hội Hết Chá bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu năm 2024.

Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mộc Châu đã huy động nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng, như: Cổng chào, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống điện chiếu sáng, hoàn thiện bản du lịch cộng đồng, thu hút nhà tài trợ lập quy hoạch bản du lịch cộng đồng. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phi chính phủ (dự án Great của Chính phủ Úc, AOP) hỗ trợ về chuyên gia, kỹ năng, xây dựng sản phẩm.

Bà Đinh Thị Hường, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Mộc Châu, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 bản du lịch cộng đồng, gồm bản du lịch cộng đồng Tà Số 1, 2 ở xã Chiềng Hắc; bản du lịch cộng đồng bản Dọi, xã Tân Lập; bản du lịch cộng đồng bản Áng, xã Đông Sang và bản du lịch cộng đồng bản Vặt ở xã Mường Sang. Các bản du lịch cộng đồng được huyện quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, tập huấn đào tạo kỹ năng du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan trải nghiệm, nghỉ dưỡng của du khách. Các bản du lịch cộng đồng đã đón lượng khách tương đối lớn, người dân có thu nhập ổn định, đặc biệt nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp thông qua kinh doanh các dịch vụ du lịch.

Du khách trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu.

Để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, huyện Mộc Châu tăng cường phối hợp giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện. Trong đó, chính quyền định hướng, huy động nguồn lực và triển khai chính sách hỗ trợ, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức famtrip. Người dân chủ động, tích cực tham gia các hoạt động du lịch, phát huy nội lực, không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư, các doanh nghiệp lữ hành kết nối đưa du khách đến các bản du lịch cộng đồng.

Với sự quan tâm của của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, du lịch cộng đồng ở Mộc Châu ngày càng khởi sắc, mang lại lợi ích kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, góp phần làm phong phú thêm bức tranh sản phẩm du lịch ở vùng đất cao nguyên.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.