Độc đáo Lễ hội Đông Sửa

Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc đồng bào dân tộc Thái ở Khá, xã Sạp Vạt, huyện Yên Châu chọn ngày lành, tháng tốt để tổ chức Lễ hội Đông Sửa. Đây là nghi lễ tín ngưỡng truyền thống có ý nghĩa cầu mong sức khỏe, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

 

Từ sáng sớm, trên khắp bản làng, tiếng trống, tiếng chiêng vang lên giục giã. Bếp lửa đỏ bập bùng, dân bản đồ xôi, mổ lợn, gà, làm cỗ để thầy mo chuẩn bị làm lễ. Ai nấy đều phấn khởi, lo làm tốt công việc của mình với mong muốn thần linh sẽ phù hộ cho gia đình và cho bản làng.

Ông Quàng Văn Phanh, người có uy tín của bản Khá, xã Sặp Vạt, cho biết: Hằng năm, cứ vào tháng 2 âm lịch, chúng tôi lại tổ chức lễ hội tại khu rừng thiêng của bản, cầu xin trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng xanh tốt, cầu chúc cho tất cả bà con trong bản Khá đều khỏe mạnh, cuộc sống bình yên, no ấm, hạnh phúc. Lễ hội là dịp để dân bản tỏ lòng thành kính, biết ơn người khai sinh ra bản, cũng là dịp để bà con nghỉ ngơi vui xuân sau một năm lao động vất vả. Khác với mọi lần, năm nay, chúng tôi mời thêm khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm.

Các gia đình mang vải và áo đến lán thờ để cầu sức khỏe, con cháu được thần linh chở che.

Các lễ vật dâng cúng gồm lợn, gà, rượu, gạo nếp, trầu, cau, áo thiêng của chủ rừng. Ngoài ra, mỗi hộ trong bản còn mang đến 1 đôi vòng tay bạc, 1 cuộn vải trắng, vải khít để làm lễ cúng. Khi tiến hành nghi lễ, nhân dân trong bản sẽ tập trung quanh miếu thờ; chủ lễ (ông mo) làm các thủ tục gọi mời các vị thần linh, như: Thần sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, linh hồn người có công dựng bản mường về dự và tiếp nhận các lễ vật do nhân dân trong bản dâng lên, cầu xin các đấng thần linh ban cho dân bản sức khỏe và mùa màng tươi tốt...

Thầy mo dâng lễ cầu cho bản no ấm.

Đan xen với phần lễ, phần hội diễn ra hết sức sôi nổi. Trong đó, phần thi đan sọt, làm cút piêu, gói xôi được đông đảo nhân dân tham gia, cổ vũ. Du khách được tham gia trải nghiệm trò chơi tung còn, múa sạp, bắt cá; tham quan gian trưng bày giới thiệu sản phẩm thổ cẩm, nông sản, ẩm thực của địa phương.

Trống, chiêng là nhạc cụ không thể thiếu trong phần hội. 

Anh Lò Tuyến Quân, du khách đến từ xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, hào hứng: Tôi biết đến lễ hội qua bạn bè giới thiệu và qua mạng xã hội Facebook, Zalo. Lễ hội rất thú vị, mang đậm bản sắc dân tộc, bà con nhân dân mến khách, thân thiện.

Phần thi đính cút piêu. 
Nhân dân bản Khá thi đan sọt.
Du khách và nhân dân bản Khá chơi tung còn. 

Ông Đào Quang Tố, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chia sẻ: Đến với bản Khá, tôi cảm nhận không gian thanh bình, tự nhiên của một bản Thái cổ xưa. Bà con nhân dân vẫn giữ đậm nét bản sắc dân tộc, như: Lễ cúng thần linh, trang phục, ứng xử, ẩm thực. Nghi lễ Đông Sửa mang giá trị nhân văn sâu sắc, việc duy trì nghi lễ không chỉ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho nhân dân.  

Du khách tham quan, mua sắm tại gian trưng bày nông sản địa phương. 
Thi bắt cá thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ. 
Du khách trải nghiệm nhảy sạp. 

Về trưa, nhân dân trong bản tiến hành hạ đồ lễ, mang rượu cần thơm ngọt ra đãi khách và tổ chức ăn mừng ngay tại khu rừng thiêng của bản. Sau bữa cơm trưa, mọi người cùng nhau ca hát, nhảy múa theo điệu trống, tiếng chiêng đến khi ánh mặt trời khuất sau núi.

Du khách chụp ảnh lưu niệm cùng nhân dân bản Khá. 
Bà con và du khách uống rượu cần sau khi làm lễ. 
Bà con tổ chức ăn mừng tại khu rừng thiêng của bản. 

Dư âm của lễ hội linh thiêng, sôi động sẽ luôn là nguồn khích lệ, động viên tinh thần người dân bản Khá, giúp bà con vượt qua những lo toan thường nhật, tích cực tăng gia lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no. Còn với chúng tôi, mãi ấn tượng về mảnh đất bình yên, con người giản dị, mộc mạc và hiếu khách nơi đây.

Vòng xòe đoàn kết tại lễ hội. 
Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.