Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Nhãn VietGAP ở Lóng Phiêng

Trong câu chuyện về nông sản Sơn La năm nay được mùa, anh bạn đồng nghiệp nói rằng, thời điểm này về Lóng Phiêng (Yên Châu) sẽ được chứng kiến những đồi nhãn rộng ngút tầm mắt, những chùm nhãn sai trĩu quả sản xuất theo quy trình VietGAP đang vào độ chín, tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, chủ đạo là màu vàng của quả nhãn. Thông tin này khiến chúng tôi thêm háo hức về Lóng Phiêng để được thưởng ngoạn bức tranh nông thôn mới ở vùng quê biên giới.

Anh Trần Như Kiên, Giám đốc HTX Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng (Yên Châu) kiểm tra chất lượng nhãn. 

Do đã hẹn trước nên anh Trần Như Kiên, Giám đốc Hợp tác xã Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng - người đầu tiên thực hiện quy trình sản xuất nhãn VietGAP tại Lóng Phiêng đưa chúng tôi đi “thực mục sở thị” tại các đồi nhãn của thành viên hợp tác xã với 60/80 ha được trồng theo quy trình VietGAP. Được biết, nhãn của HTX đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số vùng trồng, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và siêu thị tại các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa... Dù đã được thông tin trước, nhưng quả thật khó mà tưởng tượng được bức tranh thiên nhiên này lại đẹp đến vậy. Đứng trên đỉnh đồi nhìn xuống, bản Pha Cúng nằm trong một thung lũng, xung quanh các ngôi nhà là vườn cây ăn quả, phóng tầm mắt ra xa là những sườn đồi trồng nhãn, nổi bật lên màu vàng của những chùm quả chín. Điều chúng tôi cảm nhận trước tiên khi bước chân vào vườn nhãn đó là, các cây nhãn cách nhau gần chục mét, cành xòe rộng, sai trĩu quả, có chùm quả nặng cỡ khoảng 4 kg; toàn bộ vạt đồi khá sạch cỏ, lớp đất tơi xốp. Anh Kiên nói: Sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP chủ yếu sử dụng phân hữu cơ bón cho cây. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và tự sản xuất phân hữu cơ từ nguồn phế thải nông nghiệp trên địa bàn, như: Lõi ngô, chất thải chăn nuôi, mùn, mày ngô, trộn cùng với chế phẩm sinh học rồi ủ thành đống, lấy bạt đậy kín khoảng 60-80 ngày, khi có độ tơi xốp, không có mùi hôi sẽ mang đi bón cho cây nhãn. Tuy nhiên, để giữ được phân trước khi bón phải cuốc tạo lớp bờ xung quanh cây nhãn. Điều đặc biệt là sử dụng loại phân này đất rất tơi xốp, giữ được nước nên cây nhãn sinh trưởng, phát triển tốt.

Có lẽ do khơi đúng tâm huyết của anh Kiên về việc sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP nên câu chuyện về lĩnh vực này dường như không dứt. Anh say sưa nói với chúng tôi về sự hơn hẳn của việc trồng nhãn VietGAP so với trồng nhãn truyền thống, cứ như thể đang thuyết phục bà con trong bản làm theo mình để nâng cao thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác. Câu chuyện sản xuất nhãn VietGAP nơi đây được bắt đầu từ suy nghĩ của anh Kiên về nhu cầu sản phẩm nông sản sạch ngày càng cao, vì vậy anh đã học hỏi kỹ thuật trên báo, trên ti vi và các trang mạng intenet rồi quyết định sản xuất nhãn theo quy trình VietGAP. Bước vào thực hiện, anh Kiên vận động 1 thành viên HTX cùng làm với quy mô 7 ha. Gắn bó với bản Pha Cúng, nơi mà chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí hạn chế, để thay đổi tập quán sản xuất chỉ có cách duy nhất là lấy hiệu quả kinh tế để thuyết phục. Vì vậy, sau vụ nhãn đầu tiên sản xuất theo quy trình VietGAP, năng suất đạt 13-15 tấn quả/ha, được thương lái thu mua tại vườn với giá bình quân 18.000 đồng/kg, anh Kiên đã họp các thành viên để tuyên truyền các hộ cùng làm. Mỗi năm diện tích nhãn sản xuất theo quy trình VietGAP lại tăng lên, riêng vụ nhãn năm nay các thành viên HTX Phương Nam, cũng là những người dân bản Pha Cúng đã có 60 ha nhãn sản xuất theo quy trình VietGAP. Và điều mừng nữa là, HTX đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, sơ chế quả an toàn. 

Trò chuyện với anh Kiên, tôi hiểu nôm na rằng, trồng nhãn VietGAP là trong sản xuất cần tuân thủ nghiêm túc các quy trình kỹ thuật từ việc vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, bón phân, tưới đủ nước cho cây, chủ yếu sử dụng côn trùng thiên địch, các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng... Để cây đạt năng suất cao, khoảng cuối tháng 11 âm lịch, khi cây chuẩn bị ra hoa, cần theo dõi sát thời tiết nông vụ điều tiết thời điểm ra hoa. Việc điều tiết cây ra hoa thường có 3 phương pháp: Phun thuốc hãm lộc; khoanh cành và tưới thuốc hóa học vào gốc. Song thực hiện sản xuất VietGAP thì khoanh cành là phương pháp tối ưu, vì sẽ không có thuốc hóa học tồn dư ở đất, ở cây. Khi thực hiện 2/3 số cành trên một cây được khoanh lại, sau khoảng 10-15 ngày phun cho cây một loại chế phẩm sinh học giúp cây ra hoa đồng loạt. Từ khi cây ra  hoa tạo quả, thường xuyên bám sát vườn cây kịp thời phát hiện sâu bệnh, ngăn chặn bệnh lây lan và cắt tỉa những chùm ít quả với mục đích cành đó vụ năm sau sẽ ra sai quả. Sau 1 tháng tạo quả, tiếp tục cắt tỉa những cành ít quả để chồi nhãn phát triển, vì như vậy sẽ hút được nhiều chất dinh dưỡng từ gốc, quả sẽ to, mẫu mã đẹp, năng suất cao, chất lượng quả tốt...

Chúng tôi dừng chân tại vườn đồi nhãn của gia đình anh Nguyễn Đức Xuân, thành viên HTX Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng. Anh Xuân đang kiểm tra độ chín của các chùm nhãn để chuẩn bị thu hoạch, niềm vui được mùa nhãn hiện rõ trên gương mặt rắn rỏi của người nông dân này.

Cởi mở, thân tình như những người bạn lâu ngày gặp lại, anh Xuân khoe: Gia đình tôi có 17 ha nhãn sản xuất theo quy trình VietGAP, sản lượng từ 120-150 tấn quả/vụ, bán với giá bình quân 18.000 đồng/kg. Năm nào cũng vậy, cứ đến vụ thu hoạch là thương lái đến tận vườn thu mua, vì nhãn của chúng tôi có tem nhãn, có chỉ dẫn địa lý, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên được khách hàng ưa chuộng. Chả giấu gì phóng viên, khi mới sản xuất nhãn theo quy trình VetGAP, tôi thấy rườm rà, phức tạp, vì trong quá trình sản xuất quy trình kỹ thuật nào cũng đều ghi nhật ký. Đơn cử như việc bón phân cho cây cũng phải ghi rõ: Ngày mua, mua ở đâu, loại phân gì, số lượng mua... hay việc phun thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây cũng vậy, ghi nhật ký một cách cụ thể, chi tiết. Việc làm này, định kỳ hoặc đột xuất được cán bộ kỹ thuật của huyện vào kiểm tra sổ sách. Dần dần việc ghi chép đã trở thành thói quen và tôi nhận thấy việc ghi nhật ký là cần thiết trong quy trình sản xuất VietGAP.

Trong cái nắng trưa tháng 8 khá gắt, dáng người nông dân - Giám đốc HTX Phương Nam Trần Như Kiên vẫn tất bật bên những cây nhãn VietGAP, thỉnh thoảng lại trả lời điện thoại của khách hàng hỏi về thời gian thu hoạch nhãn. Tôi bất chợp liên tưởng hình ảnh Anh chủ nhiệm trong bài thơ cùng tên của tác giả Hoàng Trung Thông: “...Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh/Vẽ cả ngày mai thành bức tranh” - bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp do những vườn nhãn VietGAP tạo nên mang dấu ấn của cuộc sống no ấm, chứa đựng biết bao tâm huyết của những người như anh Kiên, anh Xuân, các thành viên HTX Phương Nam và của nhân dân xã Lóng Phiêng trên con đường hội nhập kinh tế.

Hồng Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 7/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • 'Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    Quyết định số 1568/QĐ-UBND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 27/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.