Đảng bộ xã Chiềng Lương lựa chọn những mô hình phù hợp

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, đã lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Giọng nữ
Đảng ủy xã Chiềng Lương họp triển khai, thực hiện nội dung Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị.

Đảng bộ xã có 23 chi bộ trực thuộc với 419 đảng viên. Ông Tòng Văn Kiên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Lương, cho biết: Đảng ủy xây dựng kế hoạch chuyên đề, xác định nhiệm vụ trọng tâm gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Các đảng ủy viên được phân công dự sinh hoạt chi bộ cơ sở, nắm tình hình, đề xuất giải pháp phù hợp. Cán bộ, đảng viên phát huy vai trò nêu gương; các tập thể, cá nhân tiêu biểu được ghi danh, biểu dương và lấy làm tiêu chí thi đua, khen thưởng cuối năm. Tại các bản, thành lập tổ công tác phụ trách các công việc chung, chịu trách nhiệm trước chi bộ.

Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân, UBND xã đã thành lập tổ công tác hướng dẫn nhân dân áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và tổ chức đi tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế hiệu quả trong huyện; lựa chọn xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra, xã còn phát động phong trào “Chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao”.

Ông Hoàng Hữu Phong, Chủ tịch UBND xã, cho biết: 5 năm qua, người dân đã chuyển gần 300 ha đất trồng ngô, lúa nương sang trồng mận hậu, na, nhãn, xoài, từng bước hình thành các sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao. Toàn xã hiện có 359 ha cây ăn quả, 117 ha cà phê, các loại hoa màu khác; trồng 1.500 ha mía nguyên liệu cho Công ty cổ phần Mía đường Sơn La. Đồng thời, vận động nhân dân tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và trồng trên 100 ha cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc theo mô hình gia trại, với tổng đàn gia súc hơn 12.000 con. Trên địa bàn xã có 12 doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng cây ăn quả, cung ứng dịch vụ nông nghiệp và vật liệu xây dựng.

Cán bộ xã Chiềng Lương trao đổi kinh nghiệm trồng cây ăn quả với nhân dân bản Buôm Khoang.

Gia đình anh Lý A Trống, bản Buôm Khoang, trước đây là hộ nghèo, sau khi tham quan các mô hình kinh tế do xã tổ chức, năm 2019, anh Trống vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH đầu tư chuyển đổi 1,5 ha đất trồng ngô sang trồng mận hậu, nhãn, bưởi da xanh và trồng 2.000 m² cỏ voi dưới tán cây ăn quả làm thức ăn nuôi 8 con bò và dê, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Anh Trống cho biết: Nhận thấy giá trị cây mận mang lại, năm 2024, gia đình tiếp tục sang xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc mận cho ra quả chín sớm. Sau khi áp dụng, từ cuối tháng 3 đến nay, hơn 100 gốc mận đã cho ra quả sớm, cứ 3 ngày gia đình thu hoạch được 1 tạ quả, bán với giá 70.000 đồng/kg.

Kinh tế phát triển, nhân dân có điều kiện đóng góp xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2022, xã đã huy động nhân dân đóng góp ngày công, mở rộng hàng chục km đường liên bản và nội bản từ 3,5 m lên 7 m; vận động xã hội hóa 1,1 tỷ đồng xây 3 cầu dân sinh.

Nông dân bản Tảng, xã Chiềng Lương, chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng chanh leo.

Ông Hà Văn Phích, Bí thư chi bộ bản Pó In, cho biết: Nhân dân trong bản ủng hộ việc mở rộng đường, tự nguyện chặt cây, hiến gần 500 m² đất, đóng góp gần 30 triệu đồng và phá bỏ nhiều công trình, tường rào, cây ăn quả để mở rộng gần 5 km đường và xây cổng chào bản kiên cố.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang tạo sức lan tỏa rộng rãi và trở thành việc làm thường xuyên của các đoàn thể và cán bộ, nhân dân trong toàn xã Chiềng Lương, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Bài, ảnh: Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.
  • '“Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    “Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    Khoa Giáo -
    Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, giúp nhân dân được tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 'Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Quyết tâm đẩy lùi ma túy, xã Chiềng San, huyện Mường La, đã triển khai các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế để chuyển hóa, xây dựng các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy trong cộng đồng.
  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.
  • 'Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    Nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên

    An ninh trật tự -
    Những phiên tòa giả định, với tính trực quan sinh động, phản ánh các hành vi phạm tội cụ thể, đã giúp đoàn viên, thanh niên nhận diện rõ ranh giới giữa đúng và sai và cảm nhận được tính nghiêm minh của pháp luật. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật sáng tạo, hiệu quả, đang được các cơ sở Đoàn trong tỉnh phối hợp triển khai, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên.