Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và tiếp cận thị trường

Bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số, hiện nhiều hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp trong tỉnh đã quan tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số trong quản lý quy trình sản xuất và tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Mô hình trồng hoa công nghệ cao của Công ty cổ phần hoa nhiệt đới, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.

Công ty cổ phần Mía đường Sơn La là một trong những doanh nghiệp đã ứng dụng hiệu quả bản đồ số trong quản lý vùng nguyên liệu. Từ năm 2019 đến nay, Công ty ứng dụng bản đồ số định vị vệ tinh trong quản lý vùng nguyên liệu, nhờ đó mà Công ty dễ dàng nắm bắt được thông tin chính xác về diện tích sản xuất của từng hộ gia đình, vùng sản xuất, năm thu hoạch mía, các chính sách hỗ trợ, đầu tư tại vùng nguyên liệu. Từ đó, xây dựng kế hoạch thu hoạch phù hợp, khoa học, xác định quãng đường vận chuyển, tính toán chính xác về cước vận chuyển.

Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Nhà máy chế biến đường, chia sẻ: Khi thu hoạch mía, mỗi xe ô tô vận chuyển sẽ được cấp 1 mã số thu hoạch theo hợp đồng sản xuất; mía sau thu hoạch được chở về Công ty cân trọng tải, nhập tự động các thông số về sản lượng và được tính toán chính xác chi phí để chi trả công khai, minh bạch cho các hộ sản xuất sau khi trừ cước vận chuyển, giúp người dân yên tâm liên kết sản xuất vùng nguyên liệu. 

Tiếp cận với sản xuất nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số, HTX Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn đã đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, kết nối điều khiển được trên thiết bị điện thoại thông minh và lắp đặt hệ thống camera, dễ dàng trong việc theo dõi, giám sát quy trình chăm sóc, thu hái từ xa. Đặc biệt, HTX còn tham gia vào cổng thông tin quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc và kết nối thị trường nông sản Việt Nam eGap.vn để đăng tải công khai các thông tin cơ bản của HTX, các chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Oganic.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc HTX, phân tích: Làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuy số vốn ban đầu bỏ ra lớn, nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí nhân công, thời gian, chủ động về chất lượng sản phẩm, công khai quy trình sản xuất và hình ảnh đi kèm. Nhờ vậy, sản phẩm thanh long của HTX đã chinh phục được nhiều thị trường nước ngoài. Mấy năm trở lại đây, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, HTX vẫn kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế. Riêng năm 2021, HTX đã xuất khẩu được 22 tấn thanh long sang thị trường Nga.

Ngoài kết nối tiêu thụ bằng phương pháp truyền thống, nhiều doanh nghiệp, HTX đã đẩy mạnh kênh tiêu thụ nông sản bằng các hình thức kết nối Internet, bán hàng trên các trang thương mại điện tử, livestream bán hàng trực tuyến… Tìm hiểu ở HTX Nọong Piêu, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, qua hai 2 năm hoạt động, HTX luôn tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ bằng hình thức trực tuyến, bán hàng trên các sàn giao dịch điện tử và các ứng dụng, nền tảng công nghệ số, qua đó tiếp cận hiệu quả với các đối tượng khách hàng đa dạng, nhất là kết nối với các khách hàng thu nhập cao, sẵn sàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ chất lượng. Năm 2021, HTX đã bán hơn 11 tấn mận, chiếm 30% tổng sản lượng qua kết nối tiêu thụ trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, hay các sàn giao dịch thương mại điện tử, kết hợp bán hàng trực tuyến livestream.

Livetream bán hàng trực tuyến toàn quốc của HTX Noọng Piêu, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.

Sau khi livestream giới thiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ mận hậu trực tuyến bằng điện thoại thông minh, bà Bùi Phương Thanh, Phó giám đốc HTX Nọong Piêu, chia sẻ: Năm 2022, HTX tiếp tục hợp tác, liên kết với Công ty thương mại OCOP Center tổ chức livestream 1,5 giờ bán hàng trực tuyến tại vườn và tiếp nhận trên 1.000 đơn với số lượng 3 tấn mận chuyển tới khách hàng toàn quốc. HTX cũng tiếp tục đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với khoảng 40% tổng sản lượng mận của HTX được bán thông qua các hình thức trực tuyến.

Hiện, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ số, như: Điện thoại thông minh, máy tính kết nối internet… cập nhập nhật ký điện tử, theo dõi thông tin sản xuất nhanh chóng, tiện lợi; sử dụng các thiết bị, mô hình tự động hóa, tiết giảm được nhân công lao động, chi phí sản xuất. Để khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất đầu tư ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tỉnh ta đã quan tâm đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm; tem nhãn truy xuất nguồn gốc; đưa các sản phẩm nông sản lên sàn giao dịch thương mại điện tử; xây dựng thương hiệu, quảng bá nông sản trên internet, mạng xã hội...

Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tập trung triển khai các phần mềm quản lý dữ liệu bảo vệ thực vật, quản lý dữ liệu vùng trồng gắn với bản đồ số, truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ Bloockchain và kết nối cung cầu sản phẩm hàng hóa qua sàn thương mại điện tử, số hóa dữ liệu về nông thôn mới và sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trên các lĩnh vực. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025. Thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic. 

Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng và địa phương, sự chủ động, tích cực đầu tư ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân vào sản xuất, tin tưởng tỉnh Sơn La sẽ sớm trở thành Trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chế biến rau, quả của vùng Tây Bắc, như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

    Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

    Xã hội -
    Sốp Cộp có 386 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 56 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 23 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; 16 bếp ăn tập thể và 7 cơ sở sản xuất thực phẩm. Huyện đã tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức và ý thức của các hộ sản xuất, kinh doanh và nhân dân.
  • 'Hiểm họa mua bán, sử dụng súng trái phép

    Hiểm họa mua bán, sử dụng súng trái phép

    An ninh trật tự -
    Tình trạng mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, nhất là súng tự chế, súng nén hơi trên địa bàn tỉnh, đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Việc sử dụng những loại vũ khí nguy hiểm này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và tính mạng người dân.
  • 'Chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao

    Chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao

    Sức khỏe -
    Với nhiệm vụ chăm sóc, khám, chữa bệnh cho 514 hộ, hơn 2.500 nhân khẩu, các y, bác sĩ Trạm Y tế xã Phiêng Côn, huyện Bắc Yên, luôn nỗ lực triển khai bằng tinh thần tận tụy và trách nhiệm.
  • 'Cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân

    Cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân

    Kinh tế -
    Phát huy vai trò cầu nối đưa khoa học, kỹ thuật đến với nông dân, cán bộ, nhân viên của Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp thị xã Mộc Châu thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi; xây dựng các mô hình nông nghiệp hiệu quả, giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển nông nghiệp bền vững.
  • 'Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế ở từng địa phương, những năm qua, các cấp hội phụ nữ có nhiều cách làm, giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • 'Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Kinh tế -
    Tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, tỉnh Sơn La tập trung cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
  • 'Người có uy tín vận động nhân dân làm giàu

    Người có uy tín vận động nhân dân làm giàu

    Gương sáng bản làng -
    Là người có uy tín, ông Hà Văn Hè, ở bản Đen, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, luôn nêu gương, đi đầu trong các phong trào làm kinh tế, trở thành “cầu nối” tin cậy giữa nhân dân và chính quyền, tích cực vận động bà con trong bản đổi mới tư duy, phương thức sản xuất vươn lên làm giàu.