Thực nghiệm hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dự án “Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” (IDAP) tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh Sơn La và Lào Cai. Dự án đã nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, nguồn nhân lực, trường đại học và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương và quốc gia, thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ sinh thái chuyển đổi số.

Giọng nữ
Công ty cổ phần KisStartup phối hợp với Trường Đại học Tây Bắc tổ chức Ngày hội chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sơn La.

Dự án nằm trong khuôn khổ chương trình GREAT do chính phủ Úc tài trợ và được Công ty cổ phần KisStartup thực hiện từ năm 2024-2027, với mục tiêu phát triển một hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện. Tại tỉnh Sơn La, dự án tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, HTX, homestay, hộ kinh doanh, dự án khởi nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ.

Từ năm 2024 đến nay, dự án đã cung cấp các khóa học trực tuyến đào tạo kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, ngoại ngữ, kỹ năng gia tăng doanh thu trong phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch; hỗ trợ các chuyên môn về quản lý tài chính, thuế… nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho các chủ thể doanh nghiệp. Tư vấn, kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện khách hàng tiềm năng phát triển sản phẩm mới, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

Ngoài ra, dự án còn phối hợp với Trường Đại học Tây Bắc đưa nội dung chuyển đổi số vào các hoạt động đào tạo và giảng dạy, thực hành, kết nối sinh viên với các doanh nghiệp, từ đó cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ kỹ thuật cơ bản liên quan đến chuyển đổi số, bao gồm đổi mới doanh nghiệp số cho các doanh nghiệp tại địa phương.

Hiện nay, dự án đang tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện số hóa thông tin sản phẩm, bao gồm quay video, chụp ảnh quy trình sản xuất; xây dựng nội dung số, tạo bài viết quảng bá sản phẩm, trả lời các tin nhắn, bình luận của khách hàng; tin học văn phòng, sử dụng các công cụ cơ bản như Excel, Google Drive, Gmail để lưu trữ dữ liệu, trao đổi với các đối tác. Từ đó, các doanh nghiệp có kỹ năng tạo ra những hình ảnh, video quảng bá thu hút trên các nền tảng phổ biến như YouTube, TikTok và Facebook, với nội dung cách kể chuyện hấp dẫn, truyền tải được nét độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, từ đó xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

Chị Tòng Thị Thanh, bản Hùn, xã Chiềng Cọ (bên phải) sử dụng nền tảng số để quảng bá, giới thiệu nông sản địa phương.

Chị Tòng Thị Thanh, công chức xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, ngoài công việc chuyên môn, để tăng thu nhập cho gia đình, chị còn kinh doanh online nông sản của địa phương, tuy nhiên lượng khách đến với chị chưa nhiều. Tham gia dự án, vào các buổi tối, chị Thanh được tham gia tập huấn, khóa học online, áp dụng chuyển đổi số vào quảng bá du lịch cộng đồng của bản.

Chị Thanh chia sẻ: Thông qua các buổi kết nối và tập huấn của IDAP, tôi sử dụng các phần mềm xây dựng fanpage facebook “Hương sắc Chiềng Cọ”, với logo riêng biệt, độc đáo; chỉ với chiếc điện thoại smartphone tôi đã thường xuyên đăng tải hình ảnh, bài viết quảng bá, giới thiệu phong cảnh, con người, văn hóa, nông sản tại địa phương. Đồng thời, kết nối với các hộ gia đình, lực lượng thanh niên, phụ nữ của xã phát triển các tour du lịch trải nghiệm độc đáo gắn với văn hóa dân tộc. Tháng 10/2024, tôi đã xây dựng được tour trải nghiệm vườn quýt, tham gia các trò chơi dân gian, tìm hiểu bản sắc văn hóa và thưởng thức ẩm thực dân tộc Thái.

Còn HTX Nông nghiệp Tân Xuân 269, bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ là điển hình trong đổi mới, sáng tạo khi áp dụng công nghệ khai thác tiềm năng từ nguyên liệu địa phương, góp phần gia tăng doanh thu nhờ chuyển đổi số. Trước đây, sau khi thu hoạch măng, HTX loại bỏ lượng lớn lá tre, gây lãng phí nguồn tài nguyên và chỉ tập trung vào bán nông sản thô, chưa có nguồn doanh thu qua các kênh trực tuyến. Năm 2024, dự án IDAP đã kết nối, tạo điều kiện cho thành viên HTX đến tham quan công nghệ sản xuất trà lá tre tại công ty TNHH MTV Sắc Mộc Tinh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, tổ chức các khóa tập huấn về kinh doanh online, chuyển đổi số, giúp HTX nâng cao năng lực quản lý, sản xuất và tiếp thị sản phẩm.

Chị Cao Thị Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Xuân 269, cho biết: Hiện nay, dự án đang hỗ trợ HTX giới thiệu sản phẩm trà lá tre trên các kênh kinh doanh trực tuyến, sàn thương mại điện tử, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Qua đó, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho phụ nữ và cộng đồng dân tộc thiểu số, khuyến khích tư duy kinh tế tuần hoàn bằng cách tận dụng tài nguyên địa phương để phát triển bền vững.

Tuy mới triển khai nhưng Dự án “Tăng cường hệ sinh thái chuyển đổi số bao trùm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” không chỉ thúc đẩy ứng dụng công nghệ, mà còn mở ra cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, người dân địa phương, góp phần xây dựng hệ sinh thái kinh tế số bền vững và bao trùm.

Bài, ảnh: Thu Thảo

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 18/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 18/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ Vĩ Bắc, từ khoảng chiều tối và đêm nay (17/5) bị nén dịch xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa ở phía Bắc. Trên cao, vùng hội tụ gió lên đến 3000m còn duy trì, áp cao cận nhiệt đới lấn dần về phía Tây sau có cường độ ổn định. Thời tiết: Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và rải rác có dông (thời gian mưa tập trung từ chiều tối đến sáng). Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày có lúc giảm mây trời nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật

    Diễn đàn cử tri -
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
  • 'Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì và chỉ đạo Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Phiên họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • 'Nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho cán bộ cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng

    Nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho cán bộ cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng

    Ngày 17/5, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về trợ giúp pháp lý cho 400 cán bộ thôn, bản, đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng các xã Nậm Giôn, Chiềng Lao, Chiềng Công, Chiềng Ân, huyện Mường La và các xã: Bon Phặng, Chiềng Pấc, Chiềng Ngàm, Nong Lay, huyện Thuận Châu.
  • 'Dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo đà thúc đẩy các lĩnh vực phất triển bền vững

    Dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo đà thúc đẩy các lĩnh vực phất triển bền vững

    Huyện Sốp Cộp -
    Bám sát định hướng của tỉnh, huyện Sốp Cộp tập trung phát triển hạ tầng giao thông làm trục “xương sống”, tạo đà thúc đẩy đồng bộ các lĩnh vực đô thị, thương mại, thông tin, y tế, giáo dục và an sinh xã hội; góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn biên giới.
  • 'Tạo môi trường để thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    Tạo môi trường để thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hoá, điểm sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh; vận động thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm về văn hoá dân gian trong trường học và cộng đồng; tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật cho thanh niên… là cách làm của các cơ sở đoàn trong tỉnh để tạo môi trường cho đoàn viên, thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.