Năm qua, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh thực hiện tốt hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, đối với công tác chuyển đổi số, đã phối hợp các sở, ngành, địa phương tích hợp số hóa, kết nối và xử lý dữ liệu thông minh trên các lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Lĩnh vực công nghệ thông tin chuyển đổi số, trong năm, Sở Thông tin và Truyền thống đã triển khai các nền tảng số dùng chung của tỉnh, gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh; Hội nghị truyền hình trực tuyến; nền tảng đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hiệu quả các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung trong cơ quan. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước, đến nay, đã cấp 3.552 chữ ký số cho các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, chỉ đạo Viettel Sơn La phối hợp với các cơ quan đơn vị triển khai phục vụ Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến 3 cấp cho các cuộc họp trực tuyến của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị.

Thẩm định 6 hệ thống thông tin cấp độ 3, gồm: Cổng thông tin điện tử tỉnh; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; hệ thống Thư điện tử công vụ; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh; hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường tỉnh; phê duyệt 32 hệ thống thông tin cấp độ 2 của 32 sở, ngành, huyện.
Ở lĩnh vực bưu chính - viễn thông, ngành phối hợp với các sở, ngành hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và sản phẩm nông nghiệp đạt OCOP lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) postmart.vn và voso.vn. Đây là nền tảng cơ bản, phát triển TMĐT trong chiến lược cấp quốc gia đầu tiên của lĩnh vực bưu chính, là định hướng để bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế số, đặc biệt là của TMĐT thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số. Thực hiện đo lường và công bố công khai chất lượng dịch vụ chuyển phát của các doanh nghiệp bưu chính, tạo động lực thi đua, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Xây dựng và triển khai kế hoạch về phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh. Doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, Mobiphone chủ động phối hợp các địa phương xây dựng, phát triển hạ tầng, mở rộng vùng phủ sóng cho 123/216 thôn, bản; xây dựng 159 trạm thu phát sóng di động các khu vực sóng yếu, vùng lõm sóng ở khu dân cư vùng sâu, vùng xa; kéo mới 149 tuyến cáp quang với tổng chiều dài 592km. Triển khai hạ ngầm cáp viễn thông, truyền hình tại các nút giao thông, các tuyến đường chính trong Thành phố và chỉnh trang, căng gọn cáp đảm bảo mỹ quan đô thị…
Đối với lĩnh vực chuyển đổi số và chính quyền số, thiết lập hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất sử dụng chung 100% cơ quan hành chính Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo công tác quản lý và điều hành qua môi trường mạng; hình thành nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu tỉnh; hình thành nền tảng họp trực tuyến… Công nghệ số đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong một số ngành, lĩnh vực như: Giáo dục, y tế, nông nghiệp...
Lĩnh vực báo chí, truyền thông, hoạt động đúng theo Luật Báo chí. Trong năm, Báo Sơn La đã hoàn thiện Đề án nâng cấp Báo điện tử, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ làm báo đa phương tiện, nâng cao chất lượng tuyên truyền phản ánh các hoạt động đối nội, đối ngoại, các sự kiện lớn, quan trọng cũng như các vấn đề nổi bật trên lĩnh vực chính trị, phát triển KT-XH, QP-AN các hoạt động chăm lo công tác an sinh xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Báo điện tử Sơn La trong năm phát hành 365 kỳ, trên 13.700 tin, bài, ảnh, video, clip… phục vụ trên 55 triệu lượt người truy cập/năm. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, duy trì sản xuất phát sóng truyền hình và phát thanh tiếng Thái, tiếng Mông…
Năm 2023, ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục tham mưu triển khai Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh và mở rộng, kết nối đến các trung tâm điều hành thông minh cấp huyện, ngành; tích hợp, kết nối, đồng bộ cơ sở dữ liệu của các hệ thống thông tin chuyên ngành và dùng chung trong toàn tỉnh; triển khai phần mềm một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến đến 100% cấp xã. Đồng bộ các dịch vụ công thiết yếu thuộc lĩnh vực hộ tịch theo Đề án 06/CP cho các xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính ứng dụng các nền tảng số trong lĩnh vực bưu chính; khai thác và ứng dụng nền tảng Mã địa chỉ số gắn với bản đồ số; các doanh nghiệp viễn thông nâng cao vùng phủ sóng băng rộng di động và tỷ lệ hộ gia định sử dụng băng rộng cố định; phấn đấu hết năm 2023 phủ sóng 93 bản chưa có băng rộng di động; đẩy mạnh cung cấp các nền tảng số bảo đảm chất lượng và giá dịch vụ ổn định, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!