Đánh thức tiềm năng ngành công nghiệp phần mềm

Thời gian qua, ngành công nghiệp phần mềm giữ được tốc độ phát triển ổn định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam có cơ hội trở thành cường quốc về công nghiệp phần mềm. Tuy nhiên, để có thể phát triển ngành công nghiệp phần mềm, bên cạnh những tiềm năng và cơ hội, vẫn còn đó nhiều thách thức cần phải vượt qua.

Tiềm năng lớn nhưng đóng góp còn khiêm tốn

Phần mềm và trò chơi giải trí hiện đang là mũi nhọn của ngành công nghệ thông tin-điện tử viễn thông (CNTT-ĐTVT). Đây còn được coi là một ngành công nghiệp văn hóa đầy triển vọng khi có sự kết hợp giữa trí sáng tạo và công nghệ kỹ thuật số. Các sản phẩm phần mềm không những tham gia vào hoạt động của tất cả lĩnh vực xã hội mà còn sở hữu tiềm năng to lớn góp phần quảng bá truyền thống, văn hóa, cảnh quan Việt Nam một cách rộng khắp mà khó lĩnh vực nào có thể làm được.

Đánh thức tiềm năng ngành công nghiệp phần mềm
Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thực hành lập trình. Ảnh: KHÁNH LY  

Theo số liệu mới nhất trong Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam năm 2021, Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu phần mềm; thứ 7 thế giới về xuất khẩu video và trò chơi giải trí. Năm 2016, cả nước mới có 7.433 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nhưng đến năm 2020 đã tăng lên 13.544 doanh nghiệp, chiếm hơn 30% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNTT-ĐTVT (44.597 doanh nghiệp). Tính ra mỗi năm có khoảng 1.500 doanh nghiệp phần mềm ra đời. 

Hiện tổng số nhân lực làm việc trong toàn ngành CNTT-ĐTVT ước tính hơn 1 triệu người. Trong đó số người làm việc trong lĩnh vực phần mềm và trò chơi giải trí là 150.000 người, chỉ chiếm 13% nhân lực toàn ngành. Đông nhất là những người làm trong lĩnh vực phần cứng-linh kiện điện tử với hơn 842.000 nhân lực. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người lao động trong lĩnh vực phần mềm lại cao nhất trong toàn ngành CNTT-ĐTVT, đạt hơn 9.000USD/năm. Điều đó cho thấy, tuy số lao động trong lĩnh vực phần mềm ít hơn các lĩnh vực khác nhưng đây lại là lĩnh vực đem lại thu nhập tương đối cao cho người lao động. Điều này cũng dễ hiểu, vì phần mềm là lĩnh vực lao động trí tuệ, đòi hỏi tư duy sáng tạo nên đương nhiên sẽ có mức đãi ngộ tốt hơn so với lĩnh vực lao động chân tay hoặc làm việc theo mô hình rập khuôn.

Doanh thu ngành công nghiệp phần mềm hiện đạt 5,4 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt gần 4,63 tỷ USD, chiếm hơn 4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành CNTT-ĐTVT (106 tỷ USD). Hiện lĩnh vực có chỉ số kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong ngành CNTT-ĐTVT là phần cứng với 95,7 tỷ USD. Điều đó cho thấy, dù có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đóng góp thực tế của lĩnh vực phần mềm vào ngành CNTT-ĐTVT nói riêng, kinh tế đất nước nói chung còn khiêm tốn, chưa được như kỳ vọng.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, 10 năm tới đây, sẽ có những dịch chuyển quan trọng từ công nghệ thông tin sang công nghệ số, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ gia công sang phát triển những phần mềm mang thương hiệu Việt Nam, từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính. Điều này cho thấy những cơ hội và nhiệm vụ mà ngành công nghiệp phần mềm phải nắm bắt và thực hiện được trong tương lai.

Cần động lực từ chính sách

Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn đó những khó khăn, thách thức tồn tại trong lĩnh vực phần mềm mà nếu các doanh nghiệp không nỗ lực vượt qua thì sẽ để mất cơ hội phát triển. 

Hiện các doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công, không có nhiều doanh nghiệp chủ động sáng tạo và thiết kế ra các sản phẩm mang thương hiệu của chính mình, điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài. Hơn nữa, theo số liệu từ Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông, 92% doanh nghiệp phần mềm ở nước ta là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 0,3% (còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Tuy nhiên, 92% doanh nghiệp siêu nhỏ lại chỉ nắm 2,64% doanh thu toàn ngành phần mềm, trong khi 0,3% doanh nghiệp lớn nắm đến 58,25% doanh thu toàn ngành. Thực tế trên cho thấy sự phát triển không cân đối giữa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, thiếu các doanh nghiệp lớn mang tính dẫn dắt thị trường...

Thực trạng đó đòi hỏi trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Trong đó, việc quy định về mức thuế nhập khẩu phù hợp đối với các sản phẩm phần mềm nước ngoài sẽ giúp bảo hộ việc sản xuất phần mềm trong nước. Bên cạnh đó, cần có sự đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để phục vụ cho việc phát triển ngành phần mềm, cũng như có những chính sách đãi ngộ phù hợp để giữ chân người tài, tránh để chảy máu chất xám.

Các tổ chức, hiệp hội cũng có vai trò quan trọng trong việc kết nối các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với nhau, là cầu nối giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), trong thời gian tới, VINASA sẽ xây dựng hệ sinh thái số lớn, tạo ra môi trường dữ liệu số để các doanh nghiệp phần mềm có thể cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau phát triển, đóng góp cho ngành công nghiệp phần mềm. 

Theo Báo QĐND
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.