Chuyển đổi số cần hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc, bứt phá hơn

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị chào mừng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024 diễn ra ngày 12/10. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an; đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Giọng nữ

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sơn La có đồng chí Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo 1168.

Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Sơn La

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được về chuyển đổi số quốc gia năm 2024, nhất là về kinh tế số; đề xuất các định hướng chiến lược, quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong thời gian tới.

Năm 2024, chuyển đổi số quốc gia có chủ đề: “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”.

Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133; Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194.

Công nghiệp công nghệ thông tin có bước phát triển, có 51.000 doanh nghiệp công nghệ số và tạo 1,5 triệu việc làm. Doanh thu công nghiệp công nghệ số trong 9 tháng ước đạt 118 tỷ USD, tăng 17,8%; doanh thu từ hoạt động phần mềm và dịch vụ số là 6,64 tỷ USD, tăng 9,9%. Xuất khẩu các sản phẩm công nghệ số 9 tháng ước đạt 100,8 tỷ USD, tăng 18,3%.

Số hóa các ngành kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, đầu tư, xây dựng, sản xuất và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, internet vạn vật…

Việt Nam thuộc nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (doanh thu năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD, tăng 23%; dự kiến năm 2024 đạt 27,7-28 tỷ USD,tăng 36% - cao nhất 10 năm qua).

Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản đạt 87%; tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt hằng năm đạt 50%; có 9,13 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money.

Chuyển đổi số phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước hình thành xã hội số, công dân số, nổi bật trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, chi trả an sinh xã hội, tư pháp…

Tiếp đó, các đồng chí lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham gia tọa đàm về "thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm", với đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ số, cung cấp các giải pháp phục vụ chuyển đổi số, đại diện tiêu biểu tổ công nghệ số cộng đồng của các tỉnh, thành phố, đại diện lãnh đạo của các trường đại học có đào tạo về nguồn nhân lực công nghệ số.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh và bền vững. Chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến năm 2030, hướng tới Việt Nam trở thành quốc gia số, phát triển thịnh vượng, tiên phong ứng dụng các công nghệ mới và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện phương thức quản lý, điều hành; chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; lối sống, làm việc và học tập của người dân; phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, bao trùm, rộng khắp, "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ chuyển đổi số cần hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, bảo đảm thực chất và hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, giảm phát thải gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số: Đột phá về thể chế số; đột phá về hạ tầng số; đột phá về nguồn nhân lực số; với phương châm "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực thông minh".

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa 5G vào thương mại tại một số thành phố lớn. Khẩn trương xây dựng và đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia số 1 đi vào hoạt động vào cuối năm 2025. Triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045". Phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên các nền tảng số của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại, giảm tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.

Phạm Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Triển khai các chương trình hỗ trợ hội viên, Hội Nông dân xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.
  • 'Lợi ích từ chăn nuôi an toàn sinh học

    Lợi ích từ chăn nuôi an toàn sinh học

    Kinh tế -
    Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chăn nuôi an toàn sinh học đang trở thành giải pháp hiệu quả để bảo vệ đàn vật nuôi và mang lại “lợi ích kép” cho người chăn nuôi, vừa tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
  • 'Xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới

    Xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, hoạt động văn học, nghệ thuật của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng và phát triển lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển văn hóa, con người Sơn La tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
  • 'Bức tranh chuyển tải thông điệp hòa bình

    Bức tranh chuyển tải thông điệp hòa bình

    Xã hội -
    Lựa chọn phế thải làm chất liệu sáng tạo, nhóm 5 học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn huyện Mộc Châu đã làm nên bức tranh nghệ thuật “Hồi sinh - Revival” để chuyển tải thông điệp hòa bình. Tác phẩm đã đoạt giải khuyến khích lĩnh vực sản phẩm thân thiện với môi trường tại Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20, năm 2024.