AI và vấn đề quyền tác giả

Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra bước đột phá mới đối với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà làm luật, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tác phẩm do AI sáng tạo sẽ được bảo hộ như thế nào? Liệu Việt Nam có cần bổ sung quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do AI tạo ra hay không?

Giọng nữ

AI không còn là thuật ngữ xa lạ đối với nhiều người trong bối cảnh khoa học-công nghệ phát triển như hiện nay. Cụm từ AI xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1956, trong một hội nghị tại Đại học Dartmouth (New Hampshire, Hoa Kỳ). Trong hơn 60 năm, công nghệ AI chủ yếu được sử dụng để mô phỏng cơ bản hành vi của con người, trợ giúp con người trong các hoạt động đòi hỏi tổng hợp dữ liệu lớn.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 12-2022, sự xuất hiện của ứng dụng hỏi đáp tự động (chatbot) ChatGPT của công ty khởi nghiệp Mỹ OpenAI, được tập đoàn Microsoft hậu thuẫn, đã thiết lập lại những khả năng của AI. Chỉ vài ngày sau khi ra mắt, ứng dụng đã tạo ra cơn sốt toàn cầu, "càn quét" làng công nghệ với những khả năng sáng tạo như con người, bao gồm làm thơ, soạn văn, viết luận... chỉ trong vài giây. Sau sự xuất hiện của ChatGPT, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như: Google, Apple và Baidu (Trung Quốc)... cũng bắt đầu dốc sức đầu tư phát triển AI cho riêng mình.  

AI và vấn đề quyền tác giả
Bức tranh Théâtre D'opéra Spatial do AI tạo ra được trao giải nhất hạng mục nghệ thuật số tại triển lãm bang Colorado (Hoa Kỳ). Ảnh: Getty Images 

Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Phan Diệu Linh, giảng viên Bộ môn Luật sở hữu trí tuệ, Khoa Pháp luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội nhận định: "Đến nay, AI đã phát triển để đưa ra những sản phẩm có mức độ phức tạp cao và có thể so sánh với khả năng sáng tạo của con người. Mặc dù là một sản phẩm do máy móc tạo ra nhưng với năng lực tự học hỏi, tự hoàn thiện, AI đã dần không còn phụ thuộc vào sự can thiệp của con người, nó có thể hoàn toàn độc lập trong việc ra quyết định và tạo ra sản phẩm riêng.

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng vẫn chưa có quy định cụ thể xác định tư cách pháp lý của AI khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Quy định của nước ta chỉ coi tác giả là trung tâm của hệ thống quyền tác giả, nên quyền tác giả chỉ có thể được trao cho chủ thể sáng tạo là con người. Vì vậy, chỉ xem xét việc bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm do AI tạo ra nếu có sự tham gia sáng tạo của con người đối với việc hình thành tác phẩm".

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của AI cũng đồng thời cho thấy những thách thức pháp lý trong vấn đề xâm phạm quyền tác giả liên quan đến công nghệ AI. Mặc dù hiện nay, tại Việt Nam chưa ghi nhận vụ việc tranh chấp liên quan đến tác phẩm do AI tạo ra, tuy nhiên ở nhiều nước trên thế giới, các vụ kiện liên quan đến AI đang dần trở thành một vấn đề phức tạp. Điển hình như vụ tranh chấp giữa Getty Images (Hoa Kỳ) và công ty Stability AI (Anh) xoay quanh vấn đề bản quyền khi sử dụng dữ liệu để huấn luyện AI. Giới nghệ thuật cũng có một vụ tranh chấp đình đám giữa 3 họa sĩ Sarah Andersen, Kelly McKernan và Karla Ortiz với các công ty Stability AI, Midjourney và DeviantArt. Những nghệ sĩ cáo buộc các công ty trên đã vi phạm quyền tác giả khi sử dụng AI để sao chép phong cách nghệ thuật cá nhân của họ mà không được phép.

Trước những thực tế này, TS Nguyễn Phan Diệu Linh cho rằng, việc dự báo những thách thức về pháp lý cũng như đề ra các giải pháp giải quyết thách thức về những vấn đề liên quan đến cơ chế bảo vệ quyền tài sản, quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi AI là điều tất yếu mà các nhà lập pháp Việt Nam cần phải làm. Để có cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền tác giả đối với những tác phẩm có sự tham gia của AI, cũng như để đồng bộ với xu hướng quốc tế, TS Nguyễn Phan Diệu Linh cho rằng có thể điều chỉnh định nghĩa về tác giả trong khoản 1, Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ từ “tác giả là người có vai trò sáng tạo trực tiếp tác phẩm” thành “tác giả là người sáng tạo tác phẩm”. 

Quy định này sẽ góp phần mở rộng đối tượng áp dụng để công nhận quyền tác giả đối với những chủ thể không trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm như người phát triển AI, người đào tạo hay sử dụng AI. Đồng thời cũng cần mở rộng quy định cho phép ngoài tác giả, quyền sở hữu tác phẩm có thể được chuyển giao cho những nhà đầu tư như chủ sở hữu hệ thống AI, những người nắm giữ dữ liệu dùng để huấn luyện AI, các nhà xuất bản đã đầu tư vào việc sản xuất tác phẩm thông qua công nghệ AI. Hướng tiếp cận này sẽ góp phần tạo động lực sáng tạo cho các nhà phát triển AI, qua đó thúc đẩy ngành công nghệ AI phát triển.

Theo QĐND
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.