Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Vĩnh Long: Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về bằng chứng lịch sử, pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trưởng thành phố Vĩnh Long, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Các đại biểu tham quan triển lãm.

Triển lãm trưng bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ được tập hợp từ các nguồn tư liệu đã được công bố của các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ trước đến nay. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo, các tài liệu trưng bày tại Triển lãm là một phần những bằng chứng lịch sử và pháp lý thu thập được ở trong nước và các nước trên thế giới, trong đó có cả từ Trung Quốc, góp phần minh chứng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam, đã được các thế hệ người Việt khai phá, được các Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ quản lý, bảo vệ và khẳng định chủ quyền một cách liên tục và hòa bình trong suốt nhiều thế kỷ qua.Theo đó, phiên bản các văn bản Hán – Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương, ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Tiếp đến là phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954 – 1975 tiếp tục khẳng định quá trình quản lý hành chính, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phiên bản của các văn bản hành chính của nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay tiếp tục khẳng định thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Một số tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng trận “Hải chiến Hoàng Sa” ngày 19/1/1974.

Đặc biệt, Triển lãm trưng bày 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay… Trong đó, đáng chú ý là 4 cuốn atlas do nhà Thanh phát hành vào năm 1908 và Chính phủ Trung Hoa dân quốc tái bản vào các năm 1917, 1919, 1933 đã thể hiện rõ cương giới cực nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc” như Trung Quốc vẫn tuyên bố hiện nay. Ngoài ra, Bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen - người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn, trong đó có bản đồ Partie de la Cochinchine khẳng định Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là thuộc Việt Nam. Đây là một tài liệu vô giá, không chỉ về mặt học thuật, mà còn là một tài liệu có giá trị pháp lý góp thêm vào bộ hồ sơ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Triển lãm còn trưng bày một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của huyện đảo Trường Sa trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước; quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Vĩnh Long; hình ảnh về Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long tham gia vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho rằng, Triển lãm là cơ hội để đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh có điều kiện trực tiếp đến tham quan, tìm hiểu các nguồn tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền, pháp lý và lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Triển lãm giúp cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, cũng như những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo; động viên thế hệ trẻ cùng nhân dân cả nước chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Vĩnh Long diễn ra đến hết ngày 15/11./.

 

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương

    Cải cách hành chính -
    Sau mười ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, những lo ngại về tình trạng quá tải, gây chậm trễ việc giải quyết thủ tục hành chính đã được giải tỏa. Bộ máy chính quyền cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả, hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
  • 'Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Nâng cao chất lượng công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.
  • 'Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Chú trọng thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí

    Xã hội -
    Trong bối cảnh yêu cầu sử dụng hiệu quả ngân sách và tài sản công ngày càng cấp thiết, tỉnh Sơn La quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là siết chặt quản lý ngân sách và chi tiêu, nhằm tăng nguồn lực cho phát triển và bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.