Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang

Ngày 8/5, Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử Quốc gia do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã tiến hành giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang.

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân giám sát ,

kiểm tra công tác bầu cử tại một số địa phương

Theo Báo cáo của Ủy ban bầu cử Hậu Giang, đến thời điểm hiện nay, tỉnh đã hoàn thành việc rà soát, lập và niêm yết danh sách 558.726 cử tri trong toàn tỉnh. Toàn tỉnh đã thành lập 877 đơn vị bầu cử. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ ba, danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Hậu Giang có 10 người, số đại biểu được bầu là 6 đại biểu. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, số đại biểu cấp tỉnh, số người ứng cử là 81 người, được bầu 50 đại biểu; cấp huyện có 422 người ứng cử, được bầu là 254 đại biểu và cấp xã được bầu 2.103 đại biểu trong số là 3.446 người ứng cử. Trước ngày 2/5/2016, Tổ bầu cử đã tiến hành niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Từ ngày 4-6/5/2016, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các địa phương trong tỉnh đã tổ chức 56 hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với khoảng 6.160 lượt cử tri tham dự và khoảng hơn 200 ý kiến.

Nhìn chung cử tri đánh giá cao về tiêu chuẩn, trình độ học vấn, chuyên môn của những người ứng cử, thống nhất với chương trình hành động của những người ứng cử; đồng thời nêu ý kiến, đề đạt, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng đến những người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, trong đó đa số ý kiến đều thể hiện trách nhiệm, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của mình với các ứng cử viên.

Tính đến ngày 4/5/2016, toàn tỉnh có 17 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh liên quan đến người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Các đơn đã được giao cho Ủy ban bầu cử và Ban bầu cử cấp huyện và cấp xã theo đúng thẩm quyền, hiện đã giải quyết xong, đảm bảo công khai minh bạch, tạo sự tin tưởng trong quần chúng nhân dân, cũng như sự đồng thuận của các bên.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đây là đợt giám sát kiểm tra thứ ba, cũng là đợt giám sát kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử cuối cùng trước ngày bầu cử diễn ra vào 22/5 tới. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao Ủy Ban bầu cử tỉnh Hậu Giang đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ, toàn diện công tác chuẩn bị bầu cử. Địa phương đã cụ thể hóa các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có xây dựng bản đồ vị trí các tổ bầu cử trong toàn tỉnh. Mọi công việc cho chuẩn bị bầu cử đảm bảo đúng tiến độ. Trong công tác tổ chức vận động tiếp xúc cử tri, tỉnh đã tổ chức 36 cuộc tiếp xúc, vận động bầu cử, tăng hơn nhiệm kỳ trước, các cuộc tiếp xúc thể hiện sự nghiêm túc, bình đẳng và đúng pháp luật. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia lưu ý, Hậu Giang đã niêm yết danh sách cử tri, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, cập nhật bổ sung những cử tri lao động, làm ăn xa địa phương tạo điều kiện để cử tri thực hiện quyền công dân trong ngày bầu cử sắp tới. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh, trong đó có việc Hậu Giang chú trọng xem xét, rà soát cả những đơn từ nặc danh. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia cũng lưu ý, tỉnh tiếp tục chú trọng và có trách nhiệm giải thích với nhân dân nếu có những phát sinh sẽ tập trung giải quyết theo đúng luật định.

* Sau khi làm việc tại Ủy ban bầu cử tỉnh Hậu Giang, Đoàn đã làm việc tại xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, đây là xã nông thôn mới của địa phương. Ghi nhận xã Tân Tiến và thành phố Vị Thanh đã thực hiện đúng chỉ đạo cả Ủy ban bầu cử tỉnh. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Vị Thanh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tới chiều sâu, đến tận từng ấp, các gia đình, đảm bảo an toàn trước, trong và sau bầu cử.

Tại Hậu Giang, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã tới ấp Mỹ Hiệp 2, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử.

* Chiều 8/5, Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử Quốc gia do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã tiến hành giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại tỉnh Kiên Giang.

Tỉnh Kiên Giang là địa phương có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có 2 huyện đảo. Thực hiện Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, đến ngày 12/4/2016, Ủy ban nhân dân cấp xã đã lập và niêm yết danh sách cử tri, theo đó toàn tỉnh Kiên Giang có 1.186.760 cử tri. Ủy ban bầu cử tỉnh đã công bố tại địa phương số đơn vị bầu cử, số đại biểu Quốc hội được bầu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo ấn định là 8 đại biểu. Ở cấp tỉnh, có 22 đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu là 65 đại biểu; cấp huyện có 173 đơn vị bầu cử, số đại biểu được bầu là 519 đại biểu; cấp xã có 1.230 đơn vị bầu cử, số đại biểu được bầu là 4.150 đại biểu.

Đến thời điểm hiện nay, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang thành lập đoàn, lịch thời gian đưa những ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Kiên Giang gặp gỡ tiếp xúc cử tri theo đúng kế hoạch, có 13 cuộc với 1.390 người dự và tiếp tục đưa đoàn tiếp xúc cử tri đến ngày 20/5/2016. Từ ngày 9-19/5/2016, Kiên Giang thực hiện đưa người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX tiếp xúc cử tri. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện, xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đúng theo luật định.

Toàn tỉnh có 1.848 Tổ bầu cử niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở khu vực bỏ phiếu. Tính đến ngày 8/5/2016, Ủy ban bầu của tỉnh và Ủy ban bầu cử các huyện, thị, thành phố không có đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Ủy ban bầu cử cấp xã nhận được 15 đơn khiếu nại, tố cáo, đã xem xét, giải quyết được 8/15 đơn; đang tiếp tục tiến hành xác minh làm rõ 7 đơn còn lại.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao Kiên Giang đã rất nghiêm túc thực hiện các công việc chuẩn bị bầu cử, từ triển khai các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền, đến quán triệt cụ thể tại địa phương. Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia nhấn mạnh, chỉ còn 2 tuần nữa đến ngày toàn dân đi bầu cử, với đặc thù riêng là tỉnh có diện tích rộng, có hải đảo, biên giới, dân tộc, có đơn vị bầu cử sớm là đảo Thổ Chu, nên việc đầu tư, công sức sẽ tập trung nhiều hơn. Vì vậy Kiên Giang cần tiếp tục tổ chức tiếp xúc cử tri đảm bảo đúng thời gian, đảm bảo công bằng giữa các ứng cử viên và bám sát các hướng dẫn và quy định của pháp luật. Do có đặc thù, tỉnh chú trọng những hoạt động tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo sao cho phù hợp, hiệu quả và đúng luật định. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia cũng lưu ý, địa danh du lịch Phú Quốc của Kiên Giang cũng cần có những cách làm phù hợp đối với khách du lịch trong nước. Ở những địa phương có bà con làm ăn xa, cần tạo điều kiện thuận lợi để cử tri có thể trở về bầu cử. Cùng với đó, tỉnh thực hiện vận động chức sắc tôn giáo có uy tín để vận động bà con các dân tộc thực hiện quyền nghĩa vụ công dân.

Chúc Kiên Giang cùng với chỉ đạo, đạo tập trung cho cuộc bầu cử an toàn tiết kiệm, tỉnh sẽ thực hiện thành công cùng lúc hai nhiệm vụ song song là phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, thành công của cuộc bầu cử thời gian sẽ góp phần tạo không khí, động lực thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Chiều cùng ngày, Đoàn đã làm việc tại huyện Châu Thành, Kiên Giang, kiểm tra tổ bầu cử số 6, thị trấn Minh Lương./.
 

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi

    Nông nghiệp -
    Toàn tỉnh đang có hơn 138.800 con chó, mèo cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh dại bùng phát trong mùa nắng nóng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vắc xin dại cho đàn chó, mèo.
  • 'Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hằng năm, huấn luyện dân quân tự vệ ở huyện Thuận Châu luôn có sự đổi mới theo hướng thiết thực, chất lượng, bám sát chức năng, nhiệm vụ trên từng địa bàn; nội dung, hình thức phong phú. Qua đó, chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh tại địa phương.
  • 'Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Sốp Cộp phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ

    Kinh tế -
    Với lợi thế là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm

    Kinh tế -
    Khu công nghiệp Mai Sơn những tháng đầu năm 2025 luôn hối hả, với 3 dự án xây dựng nhà máy đang triển khai. Cùng với thu hút đầu tư, các cấp, ngành của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các dự án đang triển khai tại Khu công nghiệp Mai Sơn nhằm sớm đưa các nhà máy vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Đổi thay ở các bản biên giới Mộc Châu

    Nông thôn mới -
    Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của nhân dân, diện mạo 10 bản biên giới của thị xã Mộc Châu có nhiều khởi sắc; cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no.
  • 'Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Tạo sự đồng thuận trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

    Xây dựng Đảng -
    Kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và đề xuất các giải pháp tuyên truyền phù hợp, tạo sự đồng thuận, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức điều tra dư luận xã hội liên quan đến việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.
  • 'Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Thoát nghèo từ mô hình trồng cà chua, dâu tây

    Gương sáng bản làng -
    Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La. Đây là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã, nơi có nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Tiêu biểu là chị Lò Thị Thưa với mô hình trồng dâu tây và cà chua, vừa đem lại thu nhập cao, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.