Kỳ 25: Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

● Lễ khai mạc cuộc bầu cử được tổ chức như thế nào? ● Trước khi bỏ phiếu, thủ tục kiểm tra hòm phiếu được thực hiện như thế nào? ● Việc bỏ phiếu được thực hiện như thế nào? ● Việc cử tri ghi phiếu bầu cử được thực hiện như thế nào? ● Trường hợp nào thì cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ hộ phiếu bầu cử? ● Thẻ cử tri sau khi công dân đã bỏ phiếu xong thì xử lý như thế nào?

Câu 132: Lễ khai mạc cuộc bầu cử được tổ chức như thế nào?

           

Khi đến giờ bắt đầu bỏ phiếu theo quy định, Tổ bầu cử phải tổ chức lễ khai mạc cuộc bầu cử tại phòng bỏ phiếu.

           

Thành phần tham dự lễ khai mạc bao gồm:

           

- Các thành viên Tổ bầu cử, những người có nhiệm vụ liên quan đến công tác bầu cử.

           

- Đại diện cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

           

- Đại diện cử tri là người cao tuổi, người có công với cách mạng và chức sắc tôn giáo trong khu vực (nếu có).

           

- Cử tri đến dự lễ khai mạc.

           

- Phóng viên báo, đài (nếu có).

           

Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì lễ khai mạc theo trình tự sau đây:

           

- Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

           

- Đọc diễn văn khai mạc. Diễn văn khai mạc cần được chuẩn bị trang trọng, ngắn gọn, súc tích, nêu được mục đích, ý nghĩa của việc bầu cử.

           

- Đọc nội quy phòng bỏ phiếu.

           

- Kiểm tra hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ trước sự chứng kiến của cử tri; mời 02 cử tri không phải là người có tên trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại đơn vị bầu cử nơi có khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu, sau đó niêm phong hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ theo quy định.

           

- Sau khi thực hiện thủ tục niêm phong hòm phiếu, Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 bắt đầu.

           

Câu 133: Trước khi bỏ phiếu, thủ tục kiểm tra hòm phiếu được thực hiện như thế nào?

           

Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri để bảo đảm tính công khai, khách quan và thực hiện nguyên tắc nhân dân kiểm tra. Đây cũng là hình thức để cử tri trực tiếp giám sát cuộc bầu cử.

           

Đúng giờ bắt đầu bỏ phiếu theo quy định, Tổ trưởng Tổ bầu cử mời 02 cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà không phải là người có tên trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại đơn vị bầu cử nơi có khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu. Sau khi kiểm tra hòm phiếu và xác nhận không có gì ở trong, hòm phiếu được đóng và niêm phong bằng giấy có đóng dấu của Tổ bầu cử, thì cuộc bỏ phiếu mới được bắt đầu.

           

Câu 134: Việc bỏ phiếu được thực hiện như thế nào?

           

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về nguyên tắc bỏ phiếu như sau:

           

- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

           

- Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay.

           

- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

           

- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

           

- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri.

           

- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

           

Câu 135: Việc cử tri ghi phiếu bầu cử được thực hiện như thế nào?

           

Tổ bầu cử có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cử tri cách thức bỏ phiếu. Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.

           

Trường hợp có phiếu gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang nhưng gạch hết họ và tên của người ứng cử thì vẫn được tính là phiếu hợp lệ.

           

Trường hợp người ứng cử có hai tên (tên khai sinh, tên thường gọi) hoặc có chức vị, pháp danh, pháp hiệu theo tôn giáo, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch tất cả tên khai sinh, tên thường gọi hoặc chức vị, pháp danh, pháp hiệu tôn giáo của ứng cử viên đó. Tuy nhiên, trường hợp cử tri chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc tên thường gọi; chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc một dòng có chức vị, pháp danh, pháp hiệu (đối với chức sắc tôn giáo) thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ.

           

Trường hợp bên cạnh họ và tên của người ứng cử có cả ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn do có sự giống nhau cả họ, tên và tên đệm, nếu cử tri không tín nhiệm người này thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch hết cả họ và tên và ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch họ và tên mà không gạch ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ.

           

Nếu cử tri yêu cầu đổi phiếu bầu khác do gạch hỏng, Tổ bầu cử phải thu hồi phiếu gạch hỏng của cử tri, sau đó mới được phát phiếu bầu khác.

           

Câu 136: Trường hợp nào thì cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ hộ phiếu bầu cử?

           

Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu cử thì được nhờ người khác viết hộ, người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu cử của cử tri.

           

Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu bầu cử được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

           

Câu 137: Thẻ cử tri sau khi công dân đã bỏ phiếu xong thì xử lý như thế nào?

           

Sau khi cử tri bỏ phiếu bầu cử xong, thành viên Tổ bầu cử có trách nhiệm nhắc cử tri xuất trình lại Thẻ cử tri và đóng dấu “Đã bỏ phiếu” lên mặt trước của Thẻ cử tri. Cử tri được giữ lại Thẻ cử tri; cử tri không được xuất trình Thẻ cử tri đã đóng dấu “Đã bỏ phiếu” để yêu cầu tham gia bỏ phiếu.

           

NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
  • 'Tấm gương vươn lên trong học tập

    Tấm gương vươn lên trong học tập

    Gương sáng bản làng -
    Mẹ đi làm xa, ở với ông bà ngoại từ nhỏ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhưng em Hà Vĩnh Kỳ, học sinh lớp 9A, Trường TH&THCS Tô Múa, huyện Vân Hồ, luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, trở thành tấm gương sáng cho các bạn đồng trang lứa noi theo.
  • 'Xây dựng thương hiệu “Thanh long Sơn La”

    Xây dựng thương hiệu “Thanh long Sơn La”

    Kinh tế -
    Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
  • 'Hội thảo lần 2 cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu

    Hội thảo lần 2 cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu

    Huyện Yên Châu -
    Ngày 7/5, Huyện ủy Yên Châu đã tổ chức Hội thảo lần thứ 2 để chỉnh lý, bổ sung cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện giai đoạn 1945-2025. Dự hội nghị có đồng chí Lường Thị Vân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Yên Châu qua các thời kỳ.
  • 'Đấu tranh, ngăn chặn tệ nạn ma túy

    Đấu tranh, ngăn chặn tệ nạn ma túy

    An ninh trật tự -
    Thực hiện Đề án 135 của UBND tỉnh về “Chuyển hóa, xây dựng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La không có ma túy, giai đoạn 2023-2025”, tầm nhìn đến năm 2030, Công an xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tăng cường tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh, phòng, chống ma túy trên địa bàn.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Phát huy tinh thần xung kích và lòng nhiệt huyết, tuổi trẻ Trường Đại học Tây Bắc đã triển khai nhiều hoạt động, việc làm cụ thể và thiết thực vì cuộc sống cộng đồng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân.