Kỳ 22: Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

● Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử được quy định như thế nào? ● Việc tổ chức tuyên truyền về cuộc bầu cử nhằm mục đích gì? ● Việc tuyên truyền về cuộc bầu cử cần tập trung vào các nội dung nào?

Câu 112: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử được quy định như thế nào?

           

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử được phân công cụ thể như sau:

           

- Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Ủy ban bầu cử các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử và giải quyết khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở địa phương.

           

- Các cơ quan báo chí ở trung ương có trách nhiệm đưa tin về quá trình tổ chức công tác bầu cử, tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và việc vận động bầu cử ở địa phương.

           

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

           

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.

           

Câu 113: Việc tổ chức tuyên truyền về cuộc bầu cử nhằm mục đích gì?

           

Việc tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có các mục đích sau đây:

           

- Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội để tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.

           

- Thông qua tuyên truyền bầu cử góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

           

Câu 114: Việc tuyên truyền về cuộc bầu cử cần tập trung vào các nội dung nào?

           

Việc tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng; nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cần tập trung vào các nội dung sau đây:

           

1. Tuyên truyền, nêu bật mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phân tích, làm rõ bối cảnh diễn ra sự kiện chính trị quan trọng này, đó là đất nước ta sau 35 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực đời sống cũng như vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là từ dịch bệnh Covid - 19 của năm 2020.

           

2. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc chủ trương, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cuộc bầu cử được nêu trong các chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về Lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026); các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng các cấp, như Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, Nghị quyết số 1186/NQ-UBTVQH14 về việc hướng dẫn tổ chức hội nghị cử tri, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố, việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung, Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 về dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…), Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (Hướng dẫn số 13-HD/UBKTTW ngày 02 tháng 12 năm 2020 về giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp), Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/01/2021 về  Hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026) và Hội đồng nhân dân các cấp...

           

3. Tuyên truyền các quy định của pháp luật, như Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015 (vừa được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (vừa được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14), Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong đó, tập trung tuyên truyền vị trí, vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; nguyên tắc bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu, quyền bầu cử và ứng cử của công dân; số lượng, cơ cấu đại biểu (độ tuổi, vùng miền, thành phần...); việc thẩm định hồ sơ, danh sách, lý lịch của người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử; quyền lợi và trách nhiệm của cử tri... Chú trọng giới thiệu những điểm mới của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

           

4. Nêu bật những thành tựu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp qua các thời kỳ; khẳng định sự kế thừa, phát huy tinh thần đổi mới của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; việc thực hiện trách nhiệm là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong những năm vừa qua, đặc biệt là 05 năm gần đây.

           

5. Tuyên truyền sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bầu cử (chuẩn bị tổ chức và quá trình thực hiện...); nhấn mạnh vai trò, tinh thần trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như cử tri cả nước, góp phần vào sự thành công của cuộc bầu cử. Tập trung tuyên truyền kết quả bầu cử và không khí dân chủ, đúng pháp luật trong bầu cử, nhất là ý thức tự giác thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của cử tri.

           

6. Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động chào mừng; biểu dương kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi biên giới, hải đảo, các vùng còn nhiều khó khăn, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.

           

7. Tuyên truyền đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước.

           

NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới