Trong khi đó, Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO, nhấn mạnh rằng các quốc gia nên vạch ra lộ trình của riêng mình trong việc dỡ bỏ các biện pháp tùy thuộc vào tình hình dịch bện của mỗi nước thay vì chỉ làm theo những gì các quốc gia khác đang làm.
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở phía Nam thành phố Changwon (Hàn Quốc), ngày 2/2/2022. (Ảnh: Yonhap) |
Còn số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 3/2 cho thấy, hiện toàn thế giới có 305.055.901 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 74.316.734 ca bệnh đang điều trị thì có 74.224.897 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 91.837 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.
Còn xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 130.168.746 trường hợp, trong đó có 1.625.614 ca tử vong và 98.205.969 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới COVID-19 tại châu Âu cao nhất thế giới, với 1.623.221 trường hợp.
Cùng với sự lây lan đáng lo ngại của biến thể Omicron, Châu Âu hiện là “điểm nóng” dịch bệnh của thế giới với số ca mắc mới tăng đều ở nhiều nước thuộc châu lục.
Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 3/2, hiện 61,1% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 10,12 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 21,27 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng là không đồng đều, khi số người được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp hiện mới chỉ đạt 10%. |
Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 3/2 là 90.018.415 trường hợp, trong đó có 1.329.500 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận số ca tử vong mới vì COVID-19 cao nhất thế giới, với 3.875 trường hợp (vượt châu Âu với 3.812 trường hợp).
Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 76.872.605 ca nhiễm và 917.372 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 292.492 ca nhiễm mới COVID-19.
Trong một tín hiệu cho thấy cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đang được trao thêm những công cụ mới, hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) mới đây thông báo đã chính thức đệ trình đề nghị lên các cơ quan quản lý y tế Mỹ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 do hai hãng này phối hợp bào chế dành cho trẻ em trong độ tuổi từ trên 6 tháng đến dưới 5 tuổi. Việc phê chuẩn vaccine cho trẻ em không chỉ giải tỏa sự mong ngóng của nhiều bậc phụ huynh sau hai năm đại dịch hoành hành mà còn góp phần giúp mở cửa trở lại các trường mẫu giáo, đưa cuộc sống con người quay trở lại trạng thái bình thường mới.
Còn tại châu Á, song song với việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiếp tục theo đuổi chủ trương mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trong khu vực cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron. Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 101.682.160 trường hợp, với 1.296.507 ca tử vong và 94.020.503 ca điều trị khỏi.
Tại châu Phi, tính đến sáng 3/2, tổng số ca nhiễm ghi nhận tại khu vực này là 11.112.648 trường hợp, trong đó có 240.399 ca tử vong và 9.945.693 ca bình phục. Trong tổng số 926.556 ca đang điều trị thì có 2.417 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.612.809 ca nhiễm COVID-19 và 95.463 ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 42.693 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 39.677 ca. Hiện khu vực này có tổng số 2.814.760 trường hợp ca mắc COVID-19, với 6.307 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 2.620.063 ca, tiếp theo sau là Fiji với 62.147 ca./.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!