Về vùng cao Háng Đồng

Là một trong 5 xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Bắc Yên, với tập quán sản xuất còn lạc hậu, trình độ và tư duy sản xuất của người dân còn hạn chế, những năm qua, xã Háng Đồng đã nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi cách thức sản xuất của người dân vùng cao hướng tới mục tiêu đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo.

Xã Háng Đồng (Bắc Yên) khai thác du lịch trải nghiệm trên “Sống lưng khủng long”.

Đã từng nghe, trước đây muốn đến được Háng Đồng là phải trải qua một hành trình dài đầy gian nan, bởi đây là một trong những xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Bắc Yên với địa hình hiểm trở; khi chưa có tỉnh lộ 112 kết nối các xã vùng cao với từ trung tâm huyện Bắc Yên, phải đi bộ lên Tà Xùa rồi đi xuyên xuống thung lũng sâu và vượt qua những đỉnh núi cao mới đến được bản Háng Đồng. Hành trình 2 đến 3 ngày đường đi, phải có người dẫn đường, ăn cơm nắm và ngủ lại trên lán nương.

Nhưng, nay về Háng Đồng không còn khó khăn như trước nữa, từ Tà Xùa đi theo con đường nhựa khoảng 1 giờ đồng hồ qua những khoảnh ruộng bậc thang, qua điểm du lịch “Sống lưng khủng long” và đập thủy điện Háng Đồng A1 là đến trung tâm. Xã Háng Đồng được thành lập năm 2008 trên cơ sở tách từ xã Tà Xùa. Xã hiện có 5 bản, trên 330 hộ dân, với tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 97%. Từ một vùng đất không đường, không trường, không trạm, không điện lưới quốc gia ngày nào, giờ đây được Nhà nước quan tâm đầu tư, kết cấu hạ tầng được xây dựng nhanh chóng, làm cho vùng đất này bớt khó khăn, không còn xa xôi cách trở, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên.

Dù có diện tích tự nhiên khá rộng, với trên 13.000 ha, nhưng địa hình đồi núi dốc, khe suối sâu, đất sản xuất nông nghiệp có độ dốc cao, cộng với khí hậu khắc nghiệt bởi biên độ nhiệt dao động trong ngày tương đối lớn, vào những ngày đông nhiệt độ thường xuyên dưới 70C. Người dân thường chỉ có một vụ gieo trồng chính trong năm; sản xuất mang tính tự túc, tự cấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là bài toán khó. Chính vì vậy, Đại hội Đảng bộ xã Háng Đồng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, đó là đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện, nhằm đưa xã thoát nghèo. Xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành khảo sát chất đất ở các bản để đánh giá mức độ phù hợp của đất với các loại cây trồng, từ đó đưa ra định hướng cụ thể để phát triển từng loại cây và đưa các giống cây trồng về các bản. Điển hình như đưa một một số loại cây dược liệu và thảo quả trồng dưới tán rừng tại các bản Háng Đồng C và Làng Sáng với diện tích được trồng thử nghiệm ban đầu khoảng 3 ha. Ngoài ra, với việc là một phần của Tà Xùa trước đây, Háng Đồng có điều kiện thổ nhưỡng được xem có phần tương đồng, do đó, trong năm 2019, xã đã triển khai trồng thí điểm 5 ha chè theo hình thức ươm hạt giống về trồng tại một số bản như Háng Bla hay Háng Đồng.

Trao đổi với chúng tôi về hướng phát triển của xã, đồng chí Mùa A Chơ, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Háng Đồng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với loại cây trồng ưa lạnh, đặc biệt là chè, sơn tra và thảo quả. Với loại cây trồng đa mục tiêu như sơn tra, vừa góp phần tăng độ che phủ của rừng, vừa cho thu quả phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Qua hơn 2 năm vận động người dân đẩy mạnh trồng sơn tra thay cho các loại cây lương thực năng suất thấp, Háng Đồng hiện có gần 100 ha cây sơn tra, trong đó khoảng 1/3 diện tích đó đã cho thu hoạch với giá bán 6.000-9.000 đồng/kg quả tươi. Ngoài ra, xã còn vận động người dân mở rộng diện tích ruộng bậc thang nhằm đảm bảo lương thực tại chỗ và trồng một số loại rau trong vụ đông, góp phần tăng thêm thu nhập.

Với tình hình chăn nuôi chậm phát triển, đàn trâu, bò hiện chỉ khoảng trên 500 con, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân trồng cỏ, tăng quy mô đàn đại gia súc. Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện mỗi năm mở 2-3 đợt tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn bà con nuôi trâu, bò vỗ béo để làm hàng hóa. Khai thác lợi thế có địa danh “Sống lưng khủng long” làm điểm du lịch, trong thời gian qua, nhiều người dân ở Háng Đồng đã từng bước học cách làm du lịch từ việc dựng lán làm nơi cho khách nghỉ, dịch vụ xe chở khách ra vào điểm du lịch, bước đầu đã thu hút khá đông khách du lịch đến thăm quan, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Để minh chứng cho những bước thay đổi trong nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, anh Mùa A Của, cán bộ khuyến nông xã Háng Đồng dẫn tôi tới thăm một số đồi chè được trồng mới. Trên đồi chè mới được trồng cách trung tâm bản Háng Đồng không xa, anh Mùa A Của tâm sự: Đây là giống chè Shan Tuyết được ươm từ hạt giống như cây chè bên Tà Xùa. Nếu người dân chăm sóc tốt, chỉ một vài năm nữa chắc chắn chè này sẽ chất lượng tốt giống như chè Tà Xùa, chúng tôi hy vọng cây chè sẽ góp phần giúp người dân tăng thêm thu nhập để thoát nghèo và tạo động lực mới cho sự phát triển của xã Háng Đồng trong thời gian tới.

Nỗ lực tìm hướng đi mới, nhưng Háng Đồng vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã về chuyển hướng sản xuất, rất cần sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn của các cấp, các ngành để xã vùng cao Háng Đồng sớm vươn lên  thoát nghèo.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoa đào nở sớm nơi rẻo cao Tà Xùa

    Hoa đào nở sớm nơi rẻo cao Tà Xùa

    Du lịch -
    Thời điểm này, không gian vùng cao xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, đã được tô điểm sắc hồng của hoa đào nở sớm, khiến nhiều du khách ngỡ ngàng, thích thú ghi lại những bức hình kỷ niệm đẹp.
  • 'Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La

    Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/10, các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.