Tươi sáng Mường Khoa

Những ngày này, bà con các dân tộc xã Mường Khoa (Bắc Yên) hân hoan trong niềm vui cán đích chương trình xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống của bà con được nâng lên rõ rệt.

 

Nhân dân bản Khoa vệ sinh đường nội bản.

Đến xã Mường Khoa, cảm nhận đầu tiên về nông thôn mới là được đi trên những con đường bê tông dẫn đến các bản thay vì những con đường đất đá gập ghềnh trước đây. Dọc hai bên trục đường là những hàng cây xanh mới trồng, xa xa những sườn đồi xanh sẫm màu xanh của các loại cây ăn quả... Không giấu niềm vui, ông Lừ Văn Chuyền, Chủ tịch UBND xã phấn khởi: Khi được huyện chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới, chúng tôi rất vui mừng song cũng rất lo. Lúc đó, theo thống kê, rà soát Mường Khoa mới chỉ đạt 6/19 tiêu chí, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, thu nhập của người dân còn thấp. Vậy mà sau 8 năm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng thuận, quyết tâm của người dân, Mường Khoa đã trở thành xã đầu tiên của huyện hoàn thành 19/19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.

Triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Mường Khoa đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách làm phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư của tỉnh và huyện, tổng kinh phí tới trên 78 tỷ đồng; nhân dân đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hiến trên 5.000 m² đất, góp trên 3,7 tỷ đồng để hoàn thành gần 13 km đường nội bản; cùng với đó là các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, kiên cố, khuôn viên nhà cửa được chỉnh trang sạch đẹp ở cả 9 bản. “Cái được” thấy rõ nhất là bà con nhân dân trong xã rất phấn khởi khi có đường giao thông thuận lợi, vừa đi lại dễ dàng, vừa thuận tiện cho giao thương, vận chuyển vật tư, phân bón phục vụ sản xuất. Đời sống vật chất ngày càng nâng lên, thu nhập bình quân trên 32 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% năm 2012 xuống 6,7% vào năm 2019.

Tiếp xúc với người dân xã Mường Khoa, chúng tôi cảm nhận được những thay đổi trong tư duy làm kinh tế của họ, đặc biệt là phương thức sản xuất, chăn nuôi và dịch vụ du lịch. Ai cũng hồ hởi chia sẻ những biện pháp chăn nuôi hiệu quả, phương thức trồng cây ăn quả cho năng suất, lợi nhuận cao; cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Không chỉ thế, cấp ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo lãnh đạo nhân dân khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng, phát triển mạnh những loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, vận động nhân dân tập trung thâm canh, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản... Mường Khoa đang khai thác tốt 1.430 ha đất nông nghiệp, thâm canh 25,9 ha lúa nước, 383 ha cây ăn quả, 6,8 ha cây công nghiệp, 870 ha ngô và trên 400 ha sắn... 

Đạt được chuẩn nông thôn mới là một thành công lớn, song, để giữ chuẩn và nâng cao các tiêu chí là không hề dễ dàng. Trong những năm tới, cấp ủy, chính quyền xã sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã xây dựng, quyết tâm giữ vững và nâng cao các tiêu chí, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Đức Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.