Bắc Yên chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Chăn nuôi đã và đang là một trong những thế mạnh trong phát triển kinh tế của nông dân huyện Bắc Yên; toàn huyện hiện có gần 63 nghìn con gia súc và trên 270 nghìn con gia cầm. Để bảo vệ đàn vật nuôi, hằng năm huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất các thiệt hại cho các hộ chăn nuôi.

 

Nông dân bản Tân Cuông, xã Tạ Khoa (Bắc Yên) ủ chua thức ăn cho gia súc.

 

Là huyện vùng cao, khí hậu từng vùng khá phức tạp, biên độ nhiệt trong ngày dao động lớn, bởi vậy dịch bệnh thường phát sinh trên đàn vật nuôi vào thời điểm giao mùa. Từ thực tế đó, hằng năm, cơ quan chức năng của huyện đều chủ động chỉ đạo các xã, thị trấn thống kê số lượng đàn vật nuôi để chuẩn bị đầy đủ số lượng vắc-xin tiêm phòng; bố trí lịch tiêm phòng tại từng bản... theo thống kê, trung bình mỗi năm Bắc Yên tiêm trên 4.000 liều vắc-xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu, bò; trên 7.000 liều vắc-xin các loại cho đàn gia cầm. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, biện pháp giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch cho người dân, cán bộ thú y xã, bản tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch trên đàn vật nuôi, 5 đến 7 ngày phun thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi một lần; các địa phương đều quy định không được vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh ra vào địa bàn thời điểm có dịch. Song song với các hoạt động trên, cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn người dân xây dựng, gia cố chuồng trại để chăn nuôi theo hình thức nhốt chuồng. Đặc biệt, khuyến cáo bà con bổ sung thức ăn tinh bột cho gia súc để tăng sức đề kháng; tận dụng bìa rừng, nương trồng cây lương thực ngắn ngày để trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Bắc Yên hiện có gần 100 ha cỏ các loại.

 

Ngay sau đợt dịch tả lợn châu Phi, việc tái đàn được Bắc Yên rất chú trọng, bà Dương Thị Lan Hương, Trưởng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện, khẳng định: Đối với việc tái đàn sau dịch bệnh, huyện thực hiện phương châm “chậm nhưng chắc”, nhằm hạn chế các rủi ro. Để tái đàn hiệu quả, chúng tôi phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn bà con vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc-xin định kỳ, đầy đủ cho toàn bộ đàn vật nuôi; yêu cầu, nhắc nhở bà con nông dân không giấu dịch, để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

 

Tạ Khoa là một trong những xã chăn nuôi khá phát triển, toàn xã hiện có trên 4.700 con gia súc và 16.600 con gia cầm; xã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, tiêm vắc-xin định kỳ, khuyến khích làm chuồng trại để nuôi nhốt gia súc. Ông Quàng Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã nhắc lại thời điểm giáp Tết Canh Tý, khi phát hiện địa bàn xã xuất hiện dịch lở mồm long móng trên gia súc, xã đã chỉ đạo cán bộ thú y hướng dẫn người dân nhanh chóng cách ly những con bị bệnh, dùng lá chua, măng chua, nước mía lên men và thuốc tím để xử lý... Do được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, xã đã khống chế và dập dịch thành công, không con gia súc nào bị chết.

 

Chủ động phòng dịch hơn chống dịch trên đàn vật nuôi đã và đang được nông dân huyện Bắc Yên thực hiện nghiêm túc, hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.