Yên Châu tập trung chăm sóc diện tích nhãn niên vụ 2019

Cùng với xoài, nhãn được huyện Yên Châu xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực, đem lại giá trị lớn. Thời gian qua, huyện Yên Châu đã quy hoạch, đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất nhãn theo hướng hàng hóa; khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp thâm canh, áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP, đưa các loại giống mới có chất lượng cao, thời gian thu hoạch rải vụ, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người tiêu dùng.

Vườn nhãn của gia đình anh Phan Văn Hiếu, bản Yên Thi, xã Lóng Phiêng.

Yên Châu hiện có trên 1.570 ha nhãn, trong đó diện tích cho sản phẩm 627 ha, tập trung chủ yếu tại các xã Tú Nang, Lóng Phiêng, Chiềng Hặc, Phiêng Khoài; bình quân sản lượng khoảng 3.460 tấn/năm (trong đó 1.250 tấn thuộc chuỗi sản xuất quả an toàn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường; 50 ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP). Thời điểm này, tại nhiều vùng trồng nhãn trên địa bàn, các chủ vườn đang tập trung cao cho việc chăm sóc nhãn thời kỳ phát triển của quả. Đây được xem là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất, chất lượng quả cũng như thời gian thu hoạch nhãn. Trong đó, gần 80 ha nhãn được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, được các chủ vườn chăm sóc kỹ lưỡng.

Vườn nhãn chín muộn tại bản Hua Đán, xã Tú Nang đang trong thời kỳ ra quả. Các hộ dân trồng nhãn nơi đây tích cực bón phân và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để quả phát triển đều. Anh Nguyễn Văn Hừa, chủ vườn nhãn được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu tại bản Hua Đán, cho biết: Gia đình tôi có 13 ha nhãn trồng từ những năm 1980, do là giống cũ nên 1 ha chỉ cho thu hoạch được 5-7 tấn quả/năm, chất lượng không cao. Từ năm 2009, gia đình tôi đã áp dụng kỹ thuật ghép mắt cải tạo vườn nhãn bằng giống nhãn chín muộn từ tỉnh Hưng Yên, cho năng suất cao hơn hẳn, bình quân 1 ha nhãn ghép có thể cho sản lượng từ 15-17 tấn quả/năm.

Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng, năm 2017, anh Hừa tham gia Hợp tác xã Phương Nam (bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng) và bắt đầu áp dụng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP vào chăm sóc vườn nhãn. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên tất cả vườn nhãn của gia đình anh tỷ lệ đậu quả cao. Anh Hừa chia sẻ thêm: Do diện tích nhãn cho khai thác đã lâu nên gia đình tập trung chăm bón để cây khỏe, quả phát triển đúng thời điểm. Chăm sóc nhãn là việc quanh năm nhưng thời điểm nhãn đậu quả được chú trọng hơn. Hàng năm, cây nhãn cần một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón kịp thời, cây dễ bị kiệt sức, năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả. Mặt khác, để bảo đảm năng suất, chất lượng quả đủ điều kiện xuất khẩu, diện tích nhãn phải được chăm sóc nghiêm ngặt theo quy trình VietGAP. Sau khi nhãn đậu quả từ 15-20 ngày, chùm nhãn nào quả sai quá thì phải tỉa bớt để quả to, đồng đều. Dự kiến sản lượng nhãn năm nay của gia đình tăng 15-20% so với năm trước, ước khoảng 140 tấn quả phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu.

Với sản lượng nhãn lớn, việc tìm đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm hết sức cần thiết. Ngoài tiêu thụ nhãn thông qua các thương lái và thị trường trong nước thì thị trường xuất khẩu là hướng đi lâu dài mà huyện Yên Châu đang hướng tới. Ông Nguyễn Văn Điện, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Châu cho biết: Để quản lý quy trình sản xuất nhãn phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, ngay từ đầu vụ, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực bám sát các nhà vườn hướng dẫn các hộ dân, HTX thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tăng cường quản lý dịch hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi xuất khẩu và tiêu thụ; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng). Bên cạnh đó, hỗ trợ bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc; tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sơ chế và đóng gói, bảo quản sản phẩm cho người dân và các HTX. Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ và đẩy mạnh ký cam kết với một số doanh nghiệp, siêu thị lớn bao tiêu sản phẩm cho người dân. Vài năm trở lại đây, đầu ra của sản phẩm nhãn Yên Châu tương đối ổn định, bắt đầu xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài, giúp các hộ trồng nhãn có thu nhập cao. Năm 2018, Yên Châu xuất khẩu được 137,5 tấn nhãn; trong đó phối hợp với Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Green Path Việt Nam xuất khẩu 1,5 tấn nhãn chín muộn sang thị trường Mỹ. Dự kiến năm 2019, huyện sẽ xuất khẩu 1.250 tấn quả tươi và 50 tấn long nhãn sang thị trường các nước: Mỹ, Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc... với giá trị ước đạt 1,02 triệu USD.

Mô hình trồng nhãn theo quy trình VietGAP của anh Nguyễn Văn Hừa, bản Hua Đán, xã Tú Nang. 

Với sự chủ động, tích cực của người dân trong sản xuất cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hy vọng năm nay, Yên Châu sẽ được mùa nhãn, chất lượng quả cao, đáp ứng yêu cầu các thị trường và tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.