Mường Lựm đổi thay

Đến xã Mường Lựm hôm nay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay hết sức nhanh chóng. Từ cách nghĩ, cách làm mới của cấp ủy, chính quyền và từng người dân đã tạo nên những bước đột phá, đời sống no ấm, đủ đầy đang hiển hiện trong từng nếp nhà.

Đoàn viên, thanh niên xã Mường Lựm thăm nơi thành lập Chi bộ Ðảng đầu tiên của huyện Yên Châu.

Tự hào với những trang sử vẻ vang của quê hương, đồng chí Lò Đức Tiến, Bí thư Đảng ủy xã nói với chúng tôi: Ngày 11/6/1948, Chi bộ Ðảng đầu tiên của Đảng bộ huyện Yên Châu được thành lập gồm 4 đảng viên, tại cây đa Nóng Luông của bản Lựm (nay là bản Na Băng). Dưới gốc cây đa to nhất, ngay giữa đỉnh đồi, hiện vẫn còn một khoảnh đất khá bằng phẳng, xếp những hòn đá theo vòng tròn, là nơi các đảng viên đầu tiên của huyện ngồi họp bàn các phương pháp đấu tranh cách mạng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Mường Lựm nghèo lắm vì nằm tách biệt, xa trung tâm huyện, ra vào chỉ có con đường mòn rất hiểm trở, phải qua nhiều đèo cao, suối sâu. Nhưng cũng chính nơi đây, Chi bộ Đảng đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân Yên Châu thực hiện các phong trào cách mạng, góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Vẫn theo đồng chí Bí thư Đảng ủy, Mường Lựm là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của Yên Châu, hiện có 11 bản, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí không đồng đều, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp... Để giúp người dân tìm hướng thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mường Lựm tập trung khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tranh thủ và phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất của Nhà nước; tuyên truyền, vận động người dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương vào sản xuất; nhân rộng các mô hình kinh tế; mở rộng diện tích cây lương thực, cây ăn quả, chú trọng chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân...

Để minh chứng cho những bước chuyển đổi của xã, Bí thư Lò Đức Tiến đưa chúng tôi đi thăm một số mô hình làm kinh tế hiệu quả trong xã. Tại gia đình anh Vừ Lao Tú (bản Khấu Khoang), chúng tôi được chủ nhà chia sẻ: Trước đây, nhà tôi sống chủ yếu dựa vào hơn 2 ha đất nương trồng ngô, nhưng thu nhập thấp lắm. Đầu năm 2017, ngoài tiền tiết kiệm, tôi vay mượn thêm anh em, họ hàng mua 2 con bò sinh sản về nuôi, trồng gần 1,5 ha cỏ voi làm thức ăn cho bò; nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, cán bộ khuyến nông hướng dẫn, nhà tôi giờ có 6 con bò rồi. Tôi cũng được hướng dẫn cải tạo đất nương, trồng thêm 300 gốc cây chanh leo, mỗi năm cũng được 15 tấn quả, lãi khoảng 70 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm, được biết: Trong phát triển kinh tế, người dân Mường Lựm tập trung thâm canh 140 ha lúa 2 vụ, năng suất 60 tạ/ha; 250 ha ngô, năng suất 45 tạ/ha; 16 ha sắn, năng suất 122 tạ/ha. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, xã chỉ đạo nhân dân đưa cây chanh leo, mận hậu vào trồng thay thế những diện tích cây trồng giá trị kinh tế thấp, góp phần nâng diện tích cây ăn quả của xã lên 115 ha. Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, toàn xã hiện có trên 1.900 con trâu, bò, 3.500 con dê, lợn và hàng chục nghìn con gia cầm. Kinh tế rừng cũng đã được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao, sau nhiều năm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho người dân, toàn xã đã có trên 3.670 ha rừng được khoanh nuôi bảo vệ tốt, không còn đất trống, đồi núi trọc, nguồn thu nhập từ rừng tăng lên đáng kể. Cuộc sống được nâng lên, người dân có điều kiện tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân tích cực đóng góp công sức, tiền của, đến nay cả 11 bản đã có nhà văn hóa; cứng hóa đường giao thông nông thôn, đường nội đồng; hơn 80% kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện; 85% được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... 

Tự hào là vùng đất truyền thống cách mạng, cùng với sự nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Mường Lựm đang thay đổi từng ngày về mọi mặt, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong xã.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.