Hiệu quả nguồn vốn vay của Agribank chi nhánh huyện Yên Châu

Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Yên Châu (Agribank Chi nhánh huyện Yên Châu) luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên tổ chức triển khai kịp thời các chính sách tín dụng về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trở thành địa chỉ tin cậy của nông dân trong đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Phiên giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Yên Châu.

Thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Hừa, bản Hua Đán, xã Tú Nang - một trong những khách hàng gắn bó lâu năm của Agribank Chi nhánh huyện Yên Châu, được biết: Trước đây, gia đình anh Hừa gặp khó khăn trong phát triển kinh tế do không có vốn. Đến năm 2005, thấy một số hộ trong xã chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng nhãn cho hiệu quả kinh tế, anh Hừa đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Agribank Chi nhánh huyện Yên Châu để đầu tư phát triển mô hình trồng nhãn kết hợp với chăn nuôi. Nhận thấy, muốn xây dựng mô hình hiệu quả, cần phải áp dụng khoa học vào sản xuất, anh đã tiếp tục vay thêm vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô; đồng thời ứng dụng các quy trình công nghệ cao đối với từng loại hình sản xuất. Đầu tiên là xây dựng trang trại chăn nuôi lợn khép kín, sau là trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, gia đình anh có tới 17 ha nhãn (được cấp mã số vùng trồng), trong đó có 9 ha đã cho thu hoạch; 40 lợn nái, 300 con lợn thịt được chăn nuôi theo quy trình khép kín. Năm 2018, gia đình anh thu gần 140 tấn nhãn; xuất bán gần 1.000 con lợn giống và hàng chục tấn lợn hơi; sau khi trừ chi phí, mô hình kinh tế tổng hợp cho thu lãi 1,2 tỷ đồng; giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Anh Hừa cho biết: Từ khi tiếp cận nguồn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Yên Châu, gia đình tôi yên tâm phát triển sản xuất, không phải vay ngoài với lãi suất cao; nhờ đó có điều kiện xây nhà mới khang trang và nuôi các con ăn học.

Còn với anh Nguyễn Khánh Toàn, bản Hang Mon 2, xã Phiêng Khoài, Agribank Chi nhánh huyện Yên Châu luôn là địa chỉ tin cậy, là “bà đỡ” giúp anh có vốn đầu tư sản xuất, trở thành một trong những hộ có kinh tế ổn định từ trồng cây ăn quả trên địa bàn xã. Năm 2005, anh Toàn vay 300 triệu đồng từ Agribank Chi nhánh huyện Yên Châu với lãi suất ưu đãi để trồng cây ăn quả. Sau 3 năm đầu tư có hiệu quả, gia đình anh tiếp tục vay thêm gần 500 triệu đồng để mở rộng quy mô, mạnh dạn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, chuyên canh các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như mận hậu, xoài, nhãn. Đến nay, sau hơn 10 năm vay vốn xoay vòng, với 2 ha cây ăn quả, gia đình anh Toàn có nguồn thu nhập ổn định, sản phẩm quả được chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Chỉ tính riêng trong năm 2018, gia đình anh thu 80 tấn quả các loại, sau khi trừ chi phí cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng. 

Có thể thấy, hiện nay những mô hình sản xuất tiêu biểu như gia đình như anh Hừa hay anh Toàn không còn là hiếm. Nhờ sự hỗ trợ của Agribank, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú, tỷ phú ngay trên chính mảnh đất quê hương. Được biết, những năm qua, Agribank Chi nhánh huyện Yên Châu luôn bám sát địa bàn, định hướng phát triển kinh tế của địa phương để triển khai cho vay phù hợp. Trong đó, tập trung đầu tư cho vay các dự án phát triển kinh tế, các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao; triển khai, thực hiện tốt Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn cùng nhiều chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất thấp để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện và các xã, các tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tổ chức tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận đồng vốn ngân hàng thuận lợi và hiệu quả; thường xuyên xuống địa bàn kiểm tra hiệu quả nguồn vốn vay trong việc phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn; thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động của đơn vị đạt 526,6 tỷ đồng, tổng dư nợ 561,4 tỷ đồng với tổng số 3.484 khách hàng.

Thời gian tới, Agribank chi nhánh huyện Yên Châu tiếp tục bám sát chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tập trung ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tăng cường công tác giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng nguồn vốn vay nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn, tránh nạn tín dụng đen, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.