Bản vùng biên nỗ lực phát triển kinh tế

Đến bản Co Lắc, xã Chiềng Tương (Yên Châu) dọc hai bên đường vào bản là những vườn mận xanh tốt, vườn chanh leo quả sai lúc lỉu; nhà văn hóa bản được xây dựng khang trang, kiên cố... Chúng tôi cảm nhận rõ bản vùng biên này đang “thay da, đổi thịt”.

Người dân bản Co Lắc, xã Chiềng Tương (Yên Châu) trao đổi kỹ thuật chăm sóc xoài.

Bản Co Lắc hiện có 186 hộ dân, với hơn 900 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông, đây là một trong những bản có số hộ dân đông nhất của xã Chiềng Tương. Trước đây, kinh tế của bà con trong bản phụ thuộc vào cây ngô, cây lúa, nhưng do đất sản xuất chủ yếu là đồi núi dốc, bạc màu, bà con chưa chú trọng đầu tư phân, giống và công chăm sóc, trình độ canh tác còn hạn chế, nên năng suất, chất lượng thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 70%. Trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế, mong muốn đưa bà con trong bản thoát nghèo, Chi bộ đã chỉ đạo Ban Quản lý bản và các tổ chức đoàn thể bản Co Lắc tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với lợi thế của bản để đạt hiệu quả.

Trưởng bản Tếnh Lao Xua cho biết: Bản đã hướng dẫn bà con sử dụng các nguồn hỗ trợ từ Chương trình 135, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội... để mua cây, con giống đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời, vận động bà con tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng; tổ chức cho bà con đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình trồng cây ăn quả nhãn, xoài... ở các xã lân cận để áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình.

Toàn bản có hơn 200 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó hằng năm bà con duy trì thâm canh 156 ha ngô, 30 ha lúa. Bà con đang tích cực chuyển đổi đất trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hiện bản đã phát triển lên 20 ha cây ăn quả các loại (11 ha mận hậu và 6 ha cây chanh leo, 3 ha các loại cây: hồng giòn, đào, sơn tra, nhãn, xoài...). Người dân bản Co Lắc đang từng bước thay đổi phương thức chăn nuôi, từ thả rông gia súc sang chăn dắt, làm chuồng trại nuôi nhốt; trồng 3 ha cỏ để làm thức ăn cho đàn gia súc; chú trọng tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ để đàn vật nuôi phát triển tốt... Cả bản hiện có gần 1.600 con gia súc và 3.740 con gia cầm. Ngoài ra, bà con trong bản còn khoanh nuôi, bảo vệ tốt 311 ha rừng, hằng năm được nhận 80 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này, bản sử dụng để tu sửa đường giao thông, chi trả cho đội tuần tra rừng và chia cho các chủ rừng, giúp các hộ tăng thêm thu nhập. Với sự nỗ lực trên, bước đầu đời sống người dân bản Co Lắc đã có chuyển biến tích cực, với thu nhập bình quân 8,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 56%. Đặc biệt, đã có một số hộ gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ mô hình trồng cây ăn quả, như gia đình các ông: Thào Lao La, Tếnh Lao Sềnh, Lỳ Lao Tông...

Là một trong những gia đình đi đầu về phát triển mô hình chanh leo, ông Lỳ Lao Tông, bản Co Lắc cho biết: Được bản vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, năm 2018, gia đình tôi đã chuyển 1 ha trồng ngô, năng suất thấp sang trồng cây chanh leo. Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc do cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn, nên vườn chanh leo phát triển tốt. Vụ năm ngoái, tôi thu được hơn 40 triệu đồng, năm nay mới đầu vụ nhưng cũng đã thu được gần 20 triệu đồng, ước tính đến cuối vụ sẽ thu thêm khoảng 50 triệu đồng nữa. Chanh leo cho thu hoạch nhiều lứa trong năm, nên gia đình tôi có thu nhập thường xuyên, đời sống được cải thiện rất nhiều.

Để tiếp tục giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hiện nay, bản Co Lắc vận động bà con mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả; có kế hoạch thành lập hợp tác xã, nhằm hỗ trợ cây, con giống, phân bón chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây để bà con áp dụng vào thực tế sản xuất. Đồng thời, tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông sản của bản... Tuy nhiên, việc vận chuyển nông sản hàng hóa ở Co Lắc còn khó khăn, do tuyến đường nội bản là đường đất. Đặc biệt, mùa thu hoạch nông sản hầu hết vào mùa mưa, đường lầy lội, trơn trượt, xe tải không thể vào vận chuyển được, người dân phải vận chuyển bằng xe máy ra ngoài để tiêu thụ, mất nhiều thời gian, công sức mà chất lượng nông sản cũng bị ảnh hưởng, nên thường bị tư thương ép giá... Được biết, tuyến đường nội bản dài 3 km có dự án hỗ trợ đầu tư, nhưng mới thực hiện 120 m thì dừng lại đã nhiều năm, nay đã xuống cấp nghiêm trọng, hiện tuyến đường vẫn đang dở dang. Vì vậy, bà con bản Co Lắc rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành có thẩm quyền đầu tư xây dựng đường giao thông nội bản, tạo động lực để bà con bản vùng biên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Tập trung thu ngân sách những tháng cuối năm

    Kinh tế -
    Năm 2024, huyện Mường La được HĐND tỉnh giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn 135 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 125 tỷ đồng. HĐND huyện giao dự toán thu 141,75 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng và thu thuế, phí, lệ phí 131,75 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế khu vực Thành phố - Mường La đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao.
  • 'Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Thuận Châu vào vụ thu hoạch cà phê

    Kinh tế -
    Từ nhiều năm qua, cây cà phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Thuận Châu. Thời điểm này, về các xã trọng điểm trồng cà phê của huyện như: Bản Lầm, Chiềng Bôm, Muổi Nọi, Tông Lạnh.., chúng tôi chia vui cùng bà con, vì giá cà phê năm nay cao hơn so với mọi năm.
  • 'Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Phù Yên phát triển lâm nghiệp bền vững

    Xã hội -
    những năm gần đây, công tác theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, quản lý đầu tư, triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Phù Yên được chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, tỷ lệ che phủ, chất lượng rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • 'Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mai Sơn đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
  • 'Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Công tác hậu cần, kỹ thuật có vai trò, vị trí quan trọng trong nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Châu luôn quan tâm, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm đầy đủ, kịp thời về cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
  • 'Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Chú trọng kiểm tra, giám sát, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ huyện Sông Mã có 63 chi bộ, đảng bộ cơ sở và 452 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với trên 8.400 đảng viên. Những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp huyện Sông Mã đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.