Tập trung ứng phó với sạt lở đất

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra hàng chục vụ sạt lở đất, làm 8 người chết, 12 người bị thương và thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu. Bảo vệ tính mạng, giảm thiểu tổn thất tài sản của nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khảo sát những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Giọng nữ
San gạt đất sạt lở, đảm bảo lưu thông tuyến đường lên xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. 

Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có hàng chục điểm có nguy cơ sạt lở đất. Các điểm có nguy cơ sạt lở đều nằm ở vùng núi cao, các tuyến đèo, dốc. Thời gian qua, hầu hết các vụ sạt lở đất trên địa bàn tỉnh thường xảy ra bất ngờ vào đêm khuya và rạng sáng. Điển hình, vụ sạt lở đất xảy ra vào trung tuần tháng 8 vừa qua tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, xảy ra trong đêm, đã làm 1 người tử vong và 3 người bị thương; làm ách tắc giao thông trên tuyến tỉnh lộ 112. Khối lượng đất đá sạt lở ước khoảng 50.000 m3, trượt với chiều dài trên 150 m. Theo khảo sát của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Bắc Yên, hiện nay, vết nứt xuất hiện và kéo dài trên 300 m từ phía đỉnh đồi, tiếp tục có nguy cơ sạt trượt cao.

Ông Đào Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, cho biết: Với địa hình dốc cao, huyện Bắc Yên có nhiều điểm nguy cơ sạt lở, gây nguy hiểm cho nhân dân. Đối với khu vực bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, xác định nguy cơ sạt trượt, huyện đã huy động lực lượng di chuyển 12 hộ trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Đồng thời, thông báo hạn chế khách du lịch đến Tà Xùa trong mùa mưa năm nay. Ngoài ra, huyện đã đề xuất với UBND tỉnh, phân công các cơ quan chuyên môn phối hợp cùng địa phương khảo sát các điểm an toàn, xây dựng khu tái định cư cho nhân dân.

Trong những đợt mưa kéo dài, độ bão hòa nước trong đất thường ở ngưỡng từ 80% trở lên. Sau khi hết mưa, thường xuất hiện đợt nắng nóng, làm nước trong đất bốc hơi nhanh, kết cấu đất đá bị thay đổi, nguy cơ sạt lở ở mức cao và không thể dự báo được thời điểm xảy ra sạt trượt. Cách duy nhất hạn chế thiệt hại về người và tài sản đó là chủ động di chuyển sớm ra khỏi những điểm có nguy cơ lở đất.

Huyện Bắc Yên huy động lực lượng “4 tại chỗ” hỗ trợ nhân dân xã Tà Xùa di chuyển khỏi khu vực sạt lở đất.

Còn đối với các tuyến giao thông trọng yếu của tỉnh, nguy cơ sạt lở đất thường xảy ra tại các đoạn đường đèo dốc, có thể gây tắc trong nhiều giờ đồng hồ. Một số xã có duy nhất 1 tuyến đường vào xã, khi xảy ra sạt lở đất, gây nguy cơ bị cô lập. Do đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã chỉ đạo các địa phương bố trí phương tiện, nhân lực thực hiện trực 24/24 giờ trong thời điểm mưa lũ xảy ra, nhằm thông tuyến kịp thời.

Bên cạnh đó, các huyện cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn khẩn trương triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất. Đồng thời, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất.

Ông Cao Viết Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Giải pháp lâu dài để giảm thiểu tình trạng sạt lở đất, là các địa phương tập trung triển khai thực hiện biện pháp “nông - lâm kết hợp” để chống xói mòn, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất làm căn cứ xây dựng phương án và đề ra các biện pháp phòng, tránh giảm nhẹ thiệt hại. Bên cạnh đó, nhân dân cần nâng cao cảnh giác và chủ động di dời ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Khắc phục sạt lở đất trên quốc lộ 6 đoạn qua xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu.

Theo dự báo, những tháng cuối năm 2024 sẽ còn nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới và những đợt mưa kéo dài xảy ra trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh tiếp tục nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, trong đó có việc ứng phó với sạt lở đất, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho những người làm báo

    Xã hội -
    Ngày 24/10, tại VOV Tây Bắc, tỉnh Sơn La, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm Podcast cho trên 30 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Cơ quan thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
  • 'Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 23/10, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 40, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
  • 'Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

    Khoa Giáo -
    Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ và năng khiếu.
  • 'Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Sốp Cộp mở rộng diện tích trồng sắn cao sản

    Kinh tế -
    Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
  • 'Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Chiềng Cang phấn đấu giảm nghèo bền vững

    Xã hội -
    Những năm qua, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.