Nghề đánh bắt, chế biến cá tép dầu

Cá tép dầu khô là món ăn truyền thống bao đời nay của đồng bào dân tộc Thái ở Quỳnh Nhai, ngon, hấp dẫn không kém gì cá chỉ vàng của các vùng miền biển. Hiện, cá tép dầu khô đã trở thành đặc sản của địa phương và là sản phẩm OCOP 4 sao, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2021 của tỉnh Sơn La.

Trước kia, việc đánh bắt cá tép dầu thường tập trung vào một số thời điểm trong năm. Khi lòng hồ thủy điện Sơn La hình thành, việc đánh bắt loài cá này đã có nhiều thuận lợi. Khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước, người dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La tích cực chuyển hướng sang nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, chế biến các sản phẩm từ cá. Nghề đánh bắt, chế biến cá tép dầu được hình thành và trở thành một trong những nghề mang lại thu nhập ổn định cho người dân; đồng thời, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương, giải quyết bài toán về đất sản xuất nông nghiệp cho người dân tái định cư thủy điện Sơn La.

           

Cá tép dầu khô - sản phẩm thủy sản tiêu biểu của huyện Quỳnh Nhai.

           

Từ năm 2019, huyện Quỳnh Nhai đưa sản phẩm cá tép dầu khô vào chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”, tập trung quy hoạch nguồn nguyên liệu, đảm bảo quy trình sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, trong đó, tập trung hỗ trợ HTX Thái Tuấn, xã Mường Giàng 600 triệu đồng xây dựng điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu tỉnh; quảng bá giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tem nhãn và bao bì sản phẩm.

           

Du khách tham quan, mua sản phẩm cá tép dầu tại điểm bán, trưng bày và bán sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu tỉnh.           

Đến nay, sản phẩm cá tép dầu khô của HTX Thái Tuấn đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và được công nhận là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh. Mở rộng thị trường tiêu thụ, sản phẩm được bày bán tại các trung tâm giới thiệu hàng nông sản sạch của tỉnh, huyện, cùng một số đại lý tại các tỉnh, thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Bắc Giang và tham gia bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử Sen đỏ, Lazada, Shopee...

           

Bà Đinh Thị Yến, Giám đốc HTX Thái Tuấn, cho biết: Sản phẩm cá tép dầu được công nhận đạt chuẩn OCOP nên càng được người tiêu dùng tin tưởng, từng bước tạo dựng chỗ đứng ở thị trường trong và ngoài nước. Hạng sao OCOP được coi là thước đo về chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tiềm năng phát triển sản phẩm theo hướng hàng hóa xuất khẩu. Để sản phẩm cá tép dầu khô có chỗ đứng vững và vươn xa trên thị trường xuất khẩu, năm 2022, HTX đang tập trung nâng hạng sản phẩm lên 5 sao. 

           

Sản phẩm cá tép dầu khô.

           

Hiện nay, các khâu sơ chế, chế biến và đóng gói sản phẩm của HTX Thái Tuấn vẫn làm thủ công. Khi mua cá về, sau khi sơ chế, sẽ ướp cá với gia vị ớt tươi, đường, muối, sa tế và gia vị đặc trưng của địa phương. Tùy thuộc vào thời tiết, cá sẽ được phơi từ 2-4 ngày sẽ thành sản phẩm cá tép dầu khô. Trung bình 5 kg cá tép dầu tươi chế biến được một kg cá tép dầu khô, giá bán 300.000 đồng/kg. Nhưng để sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao, thì cần rất nhiều yếu tố, từ khâu nguyên liệu, sơ chế, bảo quản.

Bà Đinh Thị Yến cho biết thêm: HTX đang tập trung nghiên cứu, xây dựng phương án sản xuất; đầu tư máy sấy, kho lạnh... để đảm bảo quy trình sản xuất khép kín một chiều từ khâu đầu vào đến sơn chế, chế biến và bảo quản sau chế biến. Đồng thời, HTX đã tiếp cận với tổ chức EBISU (nhịp cầu kết nối sản xuất và thương mại song phương Nhật Bản - Việt Nam) tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của thị trường nước ngoài. HTX rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong chuyển giao khoa học kỹ thuật; quảng bá, xúc tiến thương mại; tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị máy móc chế biến, nâng tầm sản phẩm lên 5 sao, tiếp tục tạo nên những thành công mới.  

Trần Hiền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Xã hội -
    Theo công bố của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025, Sơn La là một trong 33 tỉnh, thành phố nằm trong vùng mức sinh cao. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh mức sinh thay thế phù hợp, nâng cao chất lượng dân số.
  • 'Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 30 năm gắn bó với nghề y, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn tận tâm với người bệnh và là người tích cực nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng điều trị, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • 'Thắp sáng vùng biên

    Thắp sáng vùng biên

    Nông thôn mới -
    Những ngày này, nhân dân các bản dọc quốc lộ 4G của 2 xã biên giới Chiềng Khương, Mường Sai, huyện Sông Mã vui mừng khi hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời vừa khánh thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.
  • 'Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Kinh tế -
    Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
  • 'Thủy điện đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng

    Thủy điện đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng

    Kinh tế -
    Phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã góp phần đáng kể vào chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xanh và bền vững. Các nhà máy thủy điện hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
  • 'Ứng dụng sáng kiến cảnh báo tự động

    Ứng dụng sáng kiến cảnh báo tự động

    Chuyển đổi số -
    Đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Xây dựng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tiêu biểu, sáng kiến ứng dụng IoT làm thiết bị cảnh báo tự động ở hốc cứu nạn. Đây là giải pháp thông minh với chi phí thấp, mang lại hiệu quả cao, góp phần kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra ở hốc cứu nạn trên các tuyến đường đèo dốc.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Xã hội -
    Giai đoạn 2021-2025, huyện Quỳnh Nhai tập trung triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn vốn từ các chương trình đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, thay đổi cuộc sống của bà con nơi đây.