Mộc Châu - Mùa ủ ướp

Cứ độ tháng 6, tháng 7 hàng năm, Mộc Châu lại bước vào mùa làm ủ ướp. Đây là khoảng thời gian vào mùa rộ khi ngô cây đến giai đoạn thu hoạch, xe tải nối nhau từ hai thị trấn của Mộc Châu về các trang trại chăn nuôi bò sữa. Trồng ngô làm ủ ướp, dự trữ thức ăn cho bò sữa mùa khô đã trở thành công việc quen thuộc của người nông dân nơi đây, là cách trồng ngô đặc trưng của vùng thảo nguyên xanh, tạo nên sự khác biệt với các địa phương khác trong tỉnh.

Nông dân xã Tân Lập thu hoạch ngô ủ ướp

Cũng là trồng giống ngô lai nhưng tại nhiều khu vực ở Mộc Châu, người nông dân không trồng ngô để thu bắp mà trồng ngô đến giai đoạn bắp ra hạt đều, lá còn xanh là thu hoạch cả cây. Ngô cây được Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu và các hộ chăn nuôi bò sữa thu mua để ủ chua làm thức ăn cho bò sữa vào mùa khô, mùa ít thức thức ăn thô. Cùng với sự phát triển của lượng bò sữa toàn huyện trong những năm gần đây, nhu cầu về thức ăn cho bò sữa cũng tăng cao. Ngoài các cánh đồng cỏ thì ngô cây cũng là thành phần không thể thiếu cung cấp thức ăn cho đàn bò vào các mùa trong năm, nhất là dự trữ thức ăn cho đàn bò mùa khô. Những người trồng trọt tại Mộc Châu có thêm cách trồng ngô mới, tốn ít thời gian, công sức mà lợi nhuận cho thu lại gấp đôi.

Ở Mộc Châu, những vùng có nhiều diện tích trồng ngô ủ ướp lớn như: Thị trấn Nông trường Mộc Châu, Mường Sang, Tân Lập, Phiêng Luông… Những khu vực này có nhiều diện tích đất sản xuất tương đối bằng phẳng, thích hợp cho việc trồng và thu hoạch ngô ủ ướp. Vào mùa này, các xe tải được huy động tối đa vào các bãi trồng, mang theo máy sát để sát vụn ngô cây ngay tại chỗ rồi chở về các hầm chứa. Người dân chủ yếu trồng ngô ủ ướp trên diện tích đất bằng hoặc ruộng một vụ. Ngô trồng làm ủ ướp chỉ mất 2/3 thời gian so với ngô trồng lấy bắp nên có thể trồng được 2 vụ trong năm.

Ông Bàn Văn Chanh, bản Co Phay, xã Tân Lập cho biết: Năm nào gia đình cũng trồng ngô bán ủ ướp trên diện tích ruộng và các khu đất nương, thu trên 50 tấn ngô cây, bán được hơn 40 triệu đồng. Trồng theo hình thức này, từ việc chăm bón đến thu hoạch không mất nhiều thời gian, công việc nhàn nhã hơn, thu nhập lại cao hơn so với trồng ngô lấy bắp. Sau vụ ngô là bước vào trồng lúa vụ mùa, đất ruộng được tận dụng tối đa để sản xuất.

Còn chị Lường Thị Hiền, bản Nà Ngà, xã Mường Sang chia sẻ thêm: Tại đây, hầu hết các hộ trong xã đều trồng ngô ủ ướp ở ruộng một vụ. Cùng trên một diện tích đất nhưng có thể sản xuất được 3 vụ trong năm. Trồng ngô ủ ướp từ tháng 1 đến tháng 5, thu hoạch ngô xong thì bước vào trồng lúa vụ mùa đến tháng 11, trong ba tháng mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 1) thì gieo cải lấy hạt. Năm nào cũng vậy, đất ruộng tại đây quanh năm được phủ xanh bởi các loại cây trồng.

Người dân các bản thường truyền nhau kinh nghiệm trong việc trồng ngô ủ ướp để đạt năng suất cao nhất, như: khi trồng nên đánh luống thẳng hàng, gieo hạt với mật độ dày gấp 2 - 3 lần mật độ ngô trồng lấy bắp. Các giống ngô trồng là giống ngô lai đơn NK6326 và giống ngô lai đơn chịu hạn NK7328 có ưu điểm phát triển nhanh, thân cây to, cao, ra bắp to và đều hơn các giống ngô lai khác. Theo đánh giá chung, trồng ngô ủ ướp đạt năng suất bình quân 35 tấn/ha, giá bán trung bình từ 900 - 1.2000 đồng/kg, giá trị thu nhập đạt trên trên 30 triệu/ha. 

Anh Lê Đăng Dũng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết thêm: Mỗi năm, toàn huyện Mộc Châu có trên 900 ha ngô trồng ủ ướp, chủ yếu do người dân trồng tự phát. Từ đầu năm 2016, Trạm thực hiện kế hoạch phối hợp với Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu liên kết với nông dân các xã, tổ chức ký hợp đồng một số nội dung về phát triển vùng nguyên liệu ngô làm thức ăn ủ ướp cho bò sữa. Qua việc ký hợp đồng, Công ty sẽ tổ chức khảo sát địa điểm trồng ngô, quy định và thống nhất về sản lượng, chất lượng, đảm bảo đầu ra của sản phẩm trực tiếp với các hộ nông dân, giúp người dân yên tâm khi trồng ngô theo hình thức này. Trồng ngô làm thức ăn ủ ướp cho bò sữa đang đem lại hiệu quả cao kinh tế cao hơn khi có sự liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân.

                                                             

Tặng Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Điều chỉnh mức sinh nâng cao chất lượng dân số

    Xã hội -
    Theo công bố của Bộ Y tế về danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025, Sơn La là một trong 33 tỉnh, thành phố nằm trong vùng mức sinh cao. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh mức sinh thay thế phù hợp, nâng cao chất lượng dân số.
  • 'Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Thầy thuốc ưu tú hết lòng vì người bệnh

    Gương sáng bản làng -
    Hơn 30 năm gắn bó với nghề y, thầy thuốc ưu tú, tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn tận tâm với người bệnh và là người tích cực nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng điều trị, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • 'Thắp sáng vùng biên

    Thắp sáng vùng biên

    Nông thôn mới -
    Những ngày này, nhân dân các bản dọc quốc lộ 4G của 2 xã biên giới Chiềng Khương, Mường Sai, huyện Sông Mã vui mừng khi hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời vừa khánh thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.
  • 'Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Mường La đưa cây ăn quả lên vùng đất dốc

    Kinh tế -
    Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
  • 'Thủy điện đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng

    Thủy điện đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng

    Kinh tế -
    Phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã góp phần đáng kể vào chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xanh và bền vững. Các nhà máy thủy điện hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.
  • 'Ứng dụng sáng kiến cảnh báo tự động

    Ứng dụng sáng kiến cảnh báo tự động

    Chuyển đổi số -
    Đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Xây dựng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tiêu biểu, sáng kiến ứng dụng IoT làm thiết bị cảnh báo tự động ở hốc cứu nạn. Đây là giải pháp thông minh với chi phí thấp, mang lại hiệu quả cao, góp phần kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra ở hốc cứu nạn trên các tuyến đường đèo dốc.
  • 'Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia

    Xã hội -
    Giai đoạn 2021-2025, huyện Quỳnh Nhai tập trung triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn vốn từ các chương trình đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, thay đổi cuộc sống của bà con nơi đây.