Lưu giữ trò chơi dân gian, gắn kết cộng đồng

Vào mỗi buổi chiều, sau những giờ lao động vất vả, bà con nhân dân bản Bó Ẩn, phường Chiềng Cơi (Thành phố) lại tập trung tại sân Nhà văn hóa tham gia các trò chơi dân gian, như: Tó má lẹ, ô ăn quan, đẩy gậy… tạo không khí vui tươi, sôi nổi, đoàn kết.

Nhân dân bản Bó Ẩn, phường Chiềng Cơi (Thành phố) chơi tó má lẹ.

Ảnh: Thùy Linh (CTV)

 

Bà Lò Thị Kim, bản Bó Ẩn, vui vẻ nói: Tó má lẹ là trò chơi truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đã có từ rất lâu rồi, thường thì trò chơi này chỉ xuất hiện ở các dịp lễ, tết; nhưng hiện nay, vì yêu thích trò chơi này và để giữ gìn văn hóa truyền thống, chiều nào bà con trong bản cũng tổ chức chơi, vừa để thoải mái tinh thần, vừa gắn kết cộng đồng. Học cách chơi Tó má lẹ không khó, nhưng để giành được phần thắng trong mỗi lần chơi, đòi hỏi mỗi thành viên và từng đội phải thực sự khéo léo trong từng động tác cá nhân, cũng như biết cách hiệp đồng, đoàn kết trong toàn đội.

Nhìn các bà, các cô lần lượt thay phiên nhau bắn hạt má lẹ sao cho trúng đích, mới thấy trò chơi này đòi hỏi sự khéo léo, chính xác. Dù mái tóc đã  điểm bạc, lưng đã hơi còng, vậy mà mỗi khi đứng trước vạch xuất phát, một chân giữ thăng bằng, chân kia co lên để làm đệm bắn hạt má lẹ, các bà, các cô vẫn đứng rất vững. Chăm chú ngắm đích một hồi, hạt má lẹ được bắn một cách dứt khoát. Với khoảng cách hơn 3m, vậy mà hạt má lẹ vẫn trúng đích. Tiếng hô hào cổ vũ, tiếng cười sảng khoái mỗi khi đội mình giành được điểm lại vang lên, cả những người bắn không trúng đích cũng nhận được những tràng pháo tay động viên. Không chỉ các bà, các cô, mà cả những em nhỏ cũng bị trò chơi này thu hút.

Bên cạnh trò tó má lẹ, trò chơi ô ăn quan cũng thu hút rất đông người chơi, từng tốp 4-5 người lớn, nhỏ tập trung vào những ô sỏi. Trò chơi này chỉ cần vài chục viên sỏi được đặt trong những ô vẽ trên nền sân bê tông, cũng đủ lôi cuốn người chơi. Ô ăn quan là trò chơi mang tính chiến thuật cao. Vậy nên, trước những nước đi, cả người chơi lẫn người xem đều bàn luận đưa ra sự tính toán chính xác. Khi dành được ô quan to, ai nấy cũng đều xuýt xoa trầm trồ và hô hào phấn khích. Với người lớn, trò chơi đưa họ trở về với ký ức tuổi thơ, còn với trẻ nhỏ để thư giãn sau những giờ học miệt mài... Các trò chơi mang đến không khí sôi động, khiến nhiều người đi qua muốn ghé vào cùng tham gia vui chơi.

Ông Lò Văn Minh, Trưởng bản cho biết: Để trò chơi dân gian được lưu giữ và phát triển, tôi cùng Ban quản lý bản thường xuyên tổ chức cho bà con vui chơi các trò chơi truyền thống. Giúp cho các trò chơi không bị mai một và thông qua những trò chơi dân gian, bà con trong bản được giao lưu, góp phần thêm gắn kết cộng đồng dân cư.

Hiện nay, các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc đã và đang được phụng dựng, phát huy, gìn giữ và trở thành môn thể thao được nhiều người ưa thích. Chính vì vậy, hằng năm các trò chơi này vẫn được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm và lựa chọn, đưa vào thi đấu trong các ngày hội văn hóa dân tộc, đây là cách tốt nhất để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Đức Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chăn nuôi theo hướng tập trung

    Chăn nuôi theo hướng tập trung

    Kinh tế -
    Đồng hành cùng người chăn nuôi, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Sơn La đã tích cực hỗ trợ nhân dân phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, từng bước chuyển đổi mô hình chăn nuôi truyền thống sang hướng hiện đại và bền vững.
  • 'Ổn định thu nhập cho người lao động

    Ổn định thu nhập cho người lao động

    Xã hội -
    Những ngày này, không khí lao động tại Nhà máy may của Công ty CP May Ánh Dương Mường La diễn ra nhộn nhịp, khẩn trương. Các dây chuyền sản xuất hoạt động hết công suất để bảo đảm tiến độ đơn hàng bàn giao cho đối tác Nhật Bản.
  • 'Hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

    Hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

    Kinh tế -
    Là 1 trong 2 huyện nghèo của tỉnh, đến hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thuận Châu còn 18,1%, hộ cận nghèo còn 9,7%. Cùng với chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tự lực vươn lên, huyện Thuận Châu đã triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất theo các chương trình mục tiêu quốc gia, giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
  • 'Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối doanh nghiệp

    Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối doanh nghiệp

    Kinh tế -
    Công ty cổ phần Mía đường Sơn La có 440 cán bộ, công nhân lao động tại 1 nhà máy và 3 xí nghiệp trực thuộc. Từ đầu vụ sản xuất đến nay, công nhân chia làm 3 ca sản xuất liên tục, nỗ lực thi đua, sản xuất, lập thành tích chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Bảo vệ môi trường nông thôn

    Bảo vệ môi trường nông thôn

    Nông thôn mới -
    Thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Châu đã tập trung tuyên truyền, triển khai nhiều mô hình, giải pháp bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, làm cho cảnh quan nông thôn ngày càng khởi sắc.
  • 'Bảo đảm môi trường làm việc an toàn, hiệu quả

    Bảo đảm môi trường làm việc an toàn, hiệu quả

    Xã hội -
    Phù Yên có 40 doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, với gần 5.000 công nhân làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, giày da và may mặc. Các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn huyện chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động
  • '“Mái ấm công đoàn”

    “Mái ấm công đoàn”

    Xã hội -
    Mỗi “Mái ấm công đoàn” được xây dựng là niềm vui, niềm hạnh phúc không chỉ đối với đoàn viên, người lao động, còn là hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động.
  • 'Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Tân Xuân đa dạng sản phẩm măng tre

    Kinh tế -
    Khai thác vùng nguyên liệu tre rộng hơn 2.000 ha, HTX Tân Xuân Nông nghiệp 269 Tân Xuân, tại bản Bướt, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ đã nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ cây tre, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên.