Hiệu quả từ mô hình trồng nho ứng dụng công nghệ cao

Những năm qua, một số doanh nghiệp, HTX trong tỉnh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển mô hình trồng nho hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập, việc làm cho lao động địa phương và mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế trên địa bàn.

 

Mô hình trồng nho hạ đen của anh Nguyễn Đình Tuấn, HTX Đoàn Kết, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn.

Năm 2019, mô hình trồng nho hạ đen đầu tiên được Công ty cổ phần Thương mại Duy Khánh Sơn La triển khai thực hiện tại bản Híp, xã Chiềng Ngần, Thành phố. Công ty trồng thử nghiệm 2.000 gốc nho hạ đen được nhập giống trực tiếp từ Trung Quốc và thuê chuyên gia người Trung Quốc hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc trong năm đầu sản xuất. Đồng thời, Công ty đã đầu tư làm nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt, hạn chế sâu bệnh. Không ngừng nghiên cứu và phát triển các giống nho mới giá trị kinh tế cao. Cuối năm 2020, Công ty tiếp tục mua 50 cây giống nho sữa về nghiên cứu, ghép cải tạo vào gốc nho hạ đen và trồng thử nghiệm 500 gốc trong nhà kính 1.500 m2. Tháng 8/2022, cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, sản lượng đạt 3 tạ, cho quả xanh, căng mọng, vị giòn ngọt, không hạt, giá trị kinh tế cao gấp đôi so với giống nho hạ đen.

Ông Đào Duy Khánh, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Duy Khánh Sơn La, chia sẻ: Hiện, Công ty có 3 ha trồng nho các loại, trong đó, 1,3 ha đã cho thu hoạch. Từ đầu năm đến nay, sản lượng nho thu hoạch đạt 17 tấn, giá bán trung bình 130.000 đồng/kg, tính ra tổng doanh thu đạt trên 2,2 tỷ đồng.

Mô hình trồng nho sữa của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh cho thu hoạch lứa đầu tiên.

Sau khi tham quan mô hình trồng nho hạ đen tại thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, anh Nguyễn Đình Tuấn, HTX Đoàn Kết, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, đã đầu tư làm nhà màng, hệ thống tưới tự động và mua 1.500 cây giống nho hạ đen đầu dòng tại Viện Khoa học cây trồng Quảng Đông về trồng thử nghiệm.

Anh Tuấn chia sẻ: Nho hạ đen là cây trồng mới ở Sơn La, nên cơ hội tìm được thị trường tiêu thụ tại địa phương và trong nước có nhiều tiềm năng. Chúng tôi đã thuê kỹ sư nông nghiệp tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật ban đầu. Vừa trồng thử nghiệm, vừa rút kinh nghiệm và nhân giống để mở rộng diện tích vụ sản xuất. Chỉ sau 6 tháng, vườn nho được mở rộng lên gấp đôi, với 3.000 cây. Năm 2022, nho cho thu hoạch vụ đầu tiên 9 tấn quả tươi, giá bán trung bình 140.000 đồng/kg, tổng doanh thu trên 1,2 tỷ đồng.

Sản phẩm nho sữa của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh.

Trên địa bàn, hiện còn có mô hình trồng nho của Công ty TNHH nông lâm nghiệp Sông Mã; mô hình trồng nho kết hợp du lịch tại Nông trại Chimi Farm Mộc Châu... Bên cạnh đó, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ nghiên cứu triển khai thử nghiệm mô hình trồng gần 300 cây nho đen không hạt giống Cự Phong tại Khu ứng dụng nông lâm nghiệp Mộc Châu. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 5 ha trồng nho hạ đen, nho sữa xanh, toàn bộ được trồng trong mô hình nhà lưới, nhà kính, có hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới tiết kiệm, sản xuất theo theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất theo hướng hữu cơ.

Các mô hình trồng nho hạ đen bước đầu được đánh giá thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, sản phẩm nho đảm bảo chất lượng, an toàn đến tay người tiêu dùng qua chợ đầu mối, hệ thống chuỗi các cửa hàng an toàn và siêu thị. Doanh thu trung bình đạt từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/vụ, giá trị kinh tế cao hơn so với một số loại cây ăn quả khác, như: xoài, nhãn, bưởi…

Trồng nho đầu tư giống một lần, cho thu hoạch liên tục từ 10-15 năm. Nho hạ đen và nho sữa cho thu hoạch 2 vụ/năm, sản lượng cao nhất đạt 25 tấn/năm, doanh thu có thể đạt đến vài tỷ đồng/ha/năm. Nho trồng càng lâu năm, năng suất càng ổn định, chi phí sản xuất càng thấp. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng lao động lao động phổ thông làm việc tại vườn theo mùa vụ lớn, tạo cơ hội việc làm, thu nhập cho lao động phổ thông, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Chị Nguyễn Huyền Trang, Kỹ sư nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nhận định: Nho Hạ đen là một mô hình kinh tế có tiềm năng phát triển. Đây là cây trồng mới phát triển đòi hỏi trình độ kỹ thuật trồng và chăm sóc rất nghiêm ngặt. Việc mở rộng diện tích phải được thực hiện một cách bài bản, không phát triển diện tích một cách ồ ạt mà thực hiện từng bước bằng các biện pháp như đào tạo, tập huấn kỹ thuật, liên kết sản xuất bao tiêu theo chuỗi giá trị, từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm

Chuyển đổi sang mô hình trồng nho công nghệ cao là một trong những thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị canh tác. Song cần chú ý, không phát triển sản xuất ồ ạt theo phong trào, cần gắn kế hoạch sản xuất với thị trường tiêu thụ, làm chủ khoa học kỹ thuật, giảm nhân công, giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

 

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.
  • 'Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Gương sáng bản làng -
    Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn và nghiên cứu khoa học, chị Trần Diệu Linh, kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát tận tụy, tận tâm với nghề.
  • 'Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Xã hội -
    Phát triển nông nghiệp bền vững, thị xã Mộc Châu luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường thường xuyên duy tu, cải tạo và nâng cấp công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
  • 'Học Bác để dạy tốt, học tốt hơn

    Học Bác để dạy tốt, học tốt hơn

    Cụ thể hóa việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Trường THCS Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, đã đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, trở thành hoạt động nền nếp, lan tỏa sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Hiệu quả mô hình chế biến thủy sản

    Hiệu quả mô hình chế biến thủy sản

    Kinh tế -
    Khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ thủy điện Sơn La, Hội Nông dân tỉnh và huyện Mường La phối hợp triển khai dự án “Xây dựng mô hình chế biến thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La” tại xã Chiềng Lao. Sau 2 năm triển khai, bước đầu mô hình cho thấy những tín hiệu tích cực, các hộ tham gia mô hình đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, phát triển kinh tế, nâng cao giá trị nông sản địa phương.