Dụng cụ dệt vải của đồng bào Thái

Đồng bào dân tộc Thái Sơn La thường nói “Nhinh chang phải chang húc/trai chang dệt chương mạy chương tóc” (nghĩa là: Gái thì thêu thùa dệt vải, nam thì giỏi đan lát). Ngoài giỏi đan dụng cụ chài, lưới, đồ dùng sinh hoạt trong nhà, người chủ gia đình còn làm các dụng cụ cán bông, bật bông, xa kéo sợi, khung cửi dệt vải... để tạo ra những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn phong phú, chứa đựng giá trị văn hóa độc đáo, phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào.

 

Phụ nữ Thái quay xa kéo sợi dệt vải.

Quy trình dệt nên một tấm vải thổ cẩm truyền thống của phụ nữ dân tộc Thái trải qua nhiều công đoạn. Bởi vậy, bộ dụng cụ dệt vải cũng bao gồm nhiều thành phần, như: Dụng cụ tách hạt bông (ỉu phải). Dụng cụ này gồm phần chân được lắp ráp hình chữ T, ở 2 đầu chữ T ghép 2 thanh gỗ nhỏ, dài, tạo thành chạc giống càng xe đạp; cách đầu trên của càng khung dụng cụ tách hạt bông khoảng 10cm luồn 2 thanh gỗ liền với tay quay để hút hạt bông cho bông tách ra khỏi vỏ. Sau đó dùng dụng cụ bật bông (công phải) cho bông tơi xốp. Dụng cụ này gồm một chiếc cung bật bông được chế tác từ cần tre nhỏ, dài khoảng 1m, có gắn dây cung bện từ sợi cây gai và 1 thúng đựng đan bằng tre để khi bật bông không bay bụi.

Bông sau khi bật tơi xốp được vê thành các gòn bông to bằng ngón tay trỏ, dài khoảng 40cm. Phụ nữ Thái sử dụng xa kéo sợi để quay lấy sợi se thành cuộn chỉ (pẳn phải). Dụng cụ này gồm sườn cây đặt bằng phẳng sát đất, dài khoảng 1 đến 1,2 m; một đầu là cái dày làm bằng mây, giống như cái bánh xe, có tay quay nối liền với đầu bên kia là trục cây có gắn một đoạn thanh sắt nhỏ thẳng khoảng 20 cm vào ống tre. Những sợi vải được quay, thu vào thanh sắt nhỏ. Khi quay xa phải đều tay, nhịp nhàng giữa tay xe sợi và tay quay xa chỉ mới đều, đẹp, sợi mới dai để dễ dệt thành vải.

Thường phải cần từ 30 đến 40 cuộn chỉ sợi mới đủ để làm một xấp vải (cọn phải). Khi đã có đủ các cuộn chỉ sợi, phụ nữ Thái sử dụng quay sợi (pìa phải) để tạo cuộn sợi có vòng to. Dụng cụ quay sợi cũng gần giống xa kéo sợi, nhưng đường kính vòng quay lớn hơn, thường từ 30 đến 40 cm. Sợi được cuộn thành vòng, sau đó đem đi giặt (tốp nặm) và ngâm trong hồ (nước bột gạo loãng) rồi đem phơi khô. Sau khi sợi chỉ se lại sẽ được cuốn vào con lọn để dải sợi (khên húc). Chuông khên là dụng cụ để cho các cuộn chỉ sợi vào, có 4 chạc tựa hình hộp diêm, thường từ 8 đến 10 cuộn chỉ sợi rồi cầm chuông khên kéo sợi dải quanh cột nhà sàn và được chia theo các bậc, tầm khoảng 8 đến 10 bậc dải sợi thì đủ để dệt một xấp vải.

Khi đã rải đủ số sợi để dệt một xấp vải thì tiến hành thu sợi, rồi đem luồn vào khung cửu để dệt. Khung cửu làm bằng loại gỗ tốt, được đóng chắc chắn với đầy đủ các dụng cụ phụ, như: Bàn dệt (phứm), thoi dệt (suôi), chân đạp (khau nhăm), ván ngồi dệt (tắng năng)... Khung dệt được làm từ 4 cột cao ghép với 2 xà trên, 2 xà dưới, tạo thành một vỉ hình hộp chữ nhật. Trên 2 xà dưới ở một đầu dùng để đặt tấm gỗ ngồi dệt vải. Tiếp đến phía ngồi dệt khoảng 60 cm sẽ đặt thanh ngang để cuộn vải, phía trên đặt đoạn tre ngang để treo bộ bàn dệt... Phía dưới chân có 2 thanh gỗ được buộc nối với dây go để điều khiển phối hợp giữa chân và tay nhịp nhàng khi dệt vải.

Từ bộ dụng cụ dệt, những xấp vải thổ cẩm nhiều màu sắc ra đời, nhờ bàn tay tài hoa, khéo léo của người phụ nữ Thái tạo nên những bộ trang phục, những chiếc khăn piêu, vỏ chăn, vỏ đệm, vỏ gối hay các phụ kiện túi, ví, mũ, thú bông màu sắc sặc sỡ, đa dạng về mẫu mã, hoa văn... Các sản phẩm không chỉ mang nét giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào mà từng bước trở thành hàng hóa gắn với việc phát triển du lịch của địa phương, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho chị em phụ nữ.

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Rèn luyện phẩm chất đạo đức của người quân nhân cách mạng

    Rèn luyện phẩm chất đạo đức của người quân nhân cách mạng

    Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Đảng bộ quân sự tỉnh, đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm cán bộ, đảng viên; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tôi luyện bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của người quân nhân cách mạng, thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
  • 'Tuổi trẻ VNPT Sơn La xung kích chuyển đổi số

    Tuổi trẻ VNPT Sơn La xung kích chuyển đổi số

    VNPT Sơn La -
    Đoàn thanh niên VNPT Sơn La có gần 100 đoàn viên. Phát huy vai trò xung kích, năng động, sáng tạo, đoàn viên thanh niên VNPT Sơn La tích cực nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm công nghệ ứng dụng trong thực tiễn, góp phần chuyển đổi số của đơn vị và của địa phương.
  • 'Mùa mận chín trên cao nguyên

    Mùa mận chín trên cao nguyên

    Du lịch -
    Cuối tháng 5, những vườn mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu bắt đầu vào mùa thu hoạch chính vụ.Thung lũng mận Nà Ka, phường Cờ Đỏ có hơn 1.000 ha là thung lũng mận đẹp nhất miền Bắc. Từ trên cao nhìn xuống những vườn mận nối tiếp, phủ kín nương đồi trong khung cảnh hùng vĩ, nên thơ. Đây là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn, nhất là vào dịp cuối tuần.
  • 'Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

    Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

    Xã hội -
    Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phát huy vai trò tập hợp, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
  • '"Lính sao vuông" giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    "Lính sao vuông" giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Hưởng ứng chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, Ban Chỉ huy Quân sự các xã của huyện Sông Mã đã huy động lực lượng dân quân hỗ trợ, giúp đỡ các hộ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, góp phần hoàn thành xóa 96/96 nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
  • 'An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống

    An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống

    Xã hội -
    Địa bàn huyện Thuận Châu đang có 2.285 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể. Thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý, phù hợp điều kiện thực tế địa phương.
  • 'Tháo gỡ khó khăn cho sản phẩm OCOP

    Tháo gỡ khó khăn cho sản phẩm OCOP

    Kinh tế -
    Trên địa bàn huyện Vân Hồ hiện có 8 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao, 4 sản phẩm 3 sao. Tuy nhiên, chủ yếu là nhóm sản phẩm có quy mô nhỏ, khả năng mở rộng quy mô hạn chế, khó đáp ứng các đơn hàng lớn và liên tục. Tập trung hình thành các sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh sản phẩm OCOP, đang được huyện Vân Hồ thực hiện.