Ngân vang sáo Mông trong nghệ thuật đương đại

Đồng bào dân tộc Mông có bộ nhạc cụ truyền thống đa dạng, đặc sắc nhất là các nhạc cụ thuộc bộ hơi độc đáo. Trong đó, phải kể đến sáo, một loại nhạc cụ điển hình của đồng bào Mông với âm thanh réo rắt, ngân vang núi rừng; cùng những điệu nhạc mang âm hưởng đặc trưng vùng cao, có sức cuốn hút đặc biệt đối với người nghe.

Giọng nữ
Biểu diễn tiết mục thổi sáo Mông tại Bảo tàng tỉnh. 

Nếu chiếc khèn được coi là biểu tượng của văn hóa dân tộc Mông, gắn liền với các nghi lễ truyền thống cả khi vui lẫn khi buồn, thì cây sáo cũng là một phần không thể thiếu, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của đồng bào miền rẻo cao. Cây sáo trở thành vật mà các chàng trai Mông luôn mang theo bên mình khi đi lên nương, xuống ruộng để ngân lên những khúc nhạc phút giải lao, giúp quên đi mệt mỏi. Tiếng sáo cũng là tiếng lòng, thay cho lời tâm tình của chàng trai muốn gửi tới cô gái mà chàng thương nhớ. 

Là người con dân tộc Mông, yêu thích thổi sáo từ bé, lớn lên được đào tạo chuyên nghiệp về nhạc cụ dân tộc tại Đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội, anh Thào A Tùng, diễn viên Nhà hát ca múa nhạc tỉnh là người am hiểu sâu sắc và có khả năng biểu diễn điêu luyện sáo Mông. Anh Thào A Tùng chia sẻ: Sáo Mông nguyên bản được chế tác từ cây trúc, nứa già hoặc bằng gỗ. Sáo có nhiều loại, kích thước dài, ngắn khác nhau, âm thanh cũng có độ trầm bổng khác biệt. Mỗi loại sáo được dùng để thổi những bài nhạc, dân ca có giai điệu, cao độ khác nhau. Cây sáo Mông được chế tác tỉ mỉ, cẩn thận từ khâu chọn vật liệu đến việc tính toán kích thước, đục lỗ, đặt miếng lam đồng (lưỡi gà) bên trong cho phù hợp với từng loại sáo, để có thể phát ra những âm thanh đúng với ý muốn. 

Có lẽ được ra đời từ miền rẻo cao nên tiếng sáo Mông có độ ngân vang rất xa, như “tiếng gọi bạn” giữa đại ngàn trùng điệp, âm thanh vút cao như xé tan màn sương giăng của núi rừng. So với sáo Việt thông thường, cây sáo Mông có nhiều điểm đặc biệt từ cấu tạo, chất liệu chế tác, cho đến âm thanh khi thổi. Chiều dài sáo là yếu tố chính để xác định giọng chủ ở mức thấp, trung bình, cao, sử dụng cho những bài nhạc có tông, giọng điệu khác nhau. Nhờ thế, người thổi sáo có thể biểu diễn những bài nhạc với âm điệu trầm bổng, thể hiện những sắc thái cảm xúc, tâm tư, tình cảm theo đúng linh hồn của bài nhạc.

Cây sáo cũng gắn liền với những bài nhạc truyền thống, dân ca của đồng bào Mông và được lưu truyền trong dân gian. Nghệ thuật thổi sáo được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương pháp truyền khẩu, truyền tay. Nhiều bạn trẻ dân tộc Mông hiện nay cũng dành sự đam mê, yêu thích với cây sáo, tự học cách thổi sáo, chế tác sáo, với mong muốn lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Anh Thào Sồng Tủa, xã Suối Bau, huyện Phù Yên, cho biết: Từ nhỏ tôi đã yêu thích tiếng sáo và bắt đầu học thổi sáo từ khi 8 tuổi từ ông, cha truyền lại. Để biểu diễn được một bài nhạc hay bằng sáo đòi hỏi phải có kỹ thuật tốt, biết cách lấy hơi, đẩy hơi, kết hợp hài hòa với ngón tay điều chỉnh cao độ âm thanh. Học thổi sáo Mông cũng mang lại cho tôi nhiều cơ hội được biểu diễn, giao lưu tại các hội diễn, sự kiện văn hóa, cảm thấy vinh dự, tự hào khi mang nét đẹp văn hóa của dân tộc Mông giới thiệu tới bạn bè.

Các loại sáo Mông phổ biến hiện nay không chỉ cải tiến về cách chế tạo, trau chuốt về hình thức, kiểu dáng đẹp mắt, mà còn cải tiến về chất lượng âm thanh, kỹ thuật, giúp dễ học, dễ tiếp thu và sử dụng. Nhờ đó, loại sáo mới này có thể phát ra những nốt cao - thấp, trầm - bổng theo ý của người thổi và phù hợp với âm nhạc hiện đại, được các nghệ sĩ ngày nay rất ưa dùng trong sáng tác, biểu diễn các tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp mang âm hưởng miền núi Tây Bắc.

Nghệ thuật thổi sáo vẫn luôn có sức hút không chỉ với các bạn trẻ dân tộc Mông, mà còn hấp dẫn với những ai yêu âm nhạc dân gian. Tiếng sáo Mông, nét đẹp văn hóa truyền thống không ngừng được phát triển, là nhạc khí độc đáo dễ kết hợp, hòa quyện với âm nhạc hiện đại, làm đẹp thêm loại hình dân nhạc truyền thống của vùng cao, để tiếng sáo luôn ngân vang mãi trong đời sống và nghệ thuật đương đại.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.